;
Đáng ra, đây là công tác thuộc Ban Văn hóa Trung ương của Giáo hội. Gần 40 năm qua, kể từ lúc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời từ 1981, đến nay, Ban Văn hóa chỉ có một công tác duy nhất là Hội thảo và triển lãm. Trong khi đó mảng âm nhạc là một trong những thành tố quan trọng để truyền bá chánh pháp.
Năm 1965 của thế kỷ XX, GHPGVNTN từng tổ chức thi sáng tác, có những giải thưởng dành cho những tác phẩm xuất sắc, cố HT T. Tâm Châu lúc bấy giờ đã trao cho nhạc sĩ Hằng Vang giải nhất, qua lời phát biểu:... "Tất cả việc thế gian đều là việc Phật. Vì Phật pháp tức là tất cả những công việc, mà những công việc gì đem lại sự hay, đẹp, sự an lành, sự vui vẻ, lợi ích chung cho tất cả mọi người. Nhạc là nguồn sống đi sâu vào đời sống của sự vật, nó nói lên tất cả những gì của sự vật cần nói lên. Mà sự vật tức là Pháp - Pháp tức là sự vật *Pháp Âm - Diệu Âm* vi diệu âm, hay là tiếng nói của sự vật đều là tiếng nói trong lành phát xuất từ nơi mình. Cho nên bây giờ nói nhạc là thế giới ngữ..." . Như thế cho thấy, âm nhạc cần được quan tâm như sự quan tâm trong việc hoằng hóa.
Âm nhạc là tiếng nói con tim, nó tác động trực tiếp không thông qua ngữ cảnh, chính vì thế, các tôn giáo lấy nhạc lễ làm phương tiện hiến cúng. Riêng Phật giáo chúng ta, thập niên 1940 trở lại, đã phát động phong trào âm nhạc để cúng dường và hoằng hóa. Qua 70 năm, bao nhạc sĩ Phật tử thầm lặng cống hiến mà tên tuổi như bị lãng quên. Nay, nhạc sĩ Hằng Vang, một trong bốn trụ cột lão làng của nền âm nhạc Phật giáo (Lê Cao Phan - Nguyễn Hữu Ba - Thầm Oánh - Hằng Vang) khởi xướng buổi họp mặt tri ân, được sự hoan hỷ của Ni trưởng tọa chủ chùa Phước Hải và sự hiện diện của anh em văn nghệ sĩ đã đem lại sự thành công viên mãn.
Kết thúc buổi họp mặt, với giọng mượt mà, truyền cảm và ấm, ca sĩ Thùy Dương trình bày nhạc phẩm: "Ánh Đạo vàng" và "Về thăm chùa Huế" của nhạc sĩ Hằng Vang, tạo niềm cảm xúc cho hội chúng hiện diện.
Sau buổi họp mặt, anh Hằng Vang cùng một số anh em đến đãnh lễ tri ân cố HT T. Thiện Hoa ở chùa Ấn Quang, cố HT T. Tâm Châu (chùa Phước Hải), cố nhạc sĩ Lê Cao Phan (chùa Vạn Phước) và cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (tại tư gia).
Đây là việc làm hồi niệm và tri ân các tiền hiền quá cố đầy ý nghĩa của nhạc sĩ Hằng Vang. Hy vọng Ban văn hóa trung ương tiếp nối kế hoạch để khích lệ bao văn nghệ sĩ thầm lặng cống hiến cho Phật pháp hầu sắc màu văn hóa Phật giáo thêm khởi sắc đa dạng.
Anh chị em văn nghệ sĩ chụp hình lưu niệm.
11/01/2016
Trần Minh
Kỷ niệm 70 năm âm nhạc Phật giáo. Do Ban tổ chức quên mời chư tôn túc Giáo Hội và nhất là Ban văn hóa Phật giáo hay là thiếu sự quan tâm thơ ơ của chư tôn túc Giáo hội nhất là ban văn hóa của giáo hội ( vì trong lễ kỷ niệm 70 năm âm nhạc phật giáo không thấy một hình bóng nào của chư tôn túc....tôi rất đồng tình với bài bình luận của bạn Nguyễn Lễ
Nguyễn Lễ
Qúi Ngài lãnh đạo Giáo hội bây chỉ biết hội họp,hội thảo...ra nghị quyết với những điều to tát rồi lãng quên chẳng thực hành điều gì cả thì hy vọng gì các Ngài quan tâm đến âm nhạc Phật giáo.Cứ suy nghĩ mà xem:Bao nhiêu hội thảo diễn ra ồn ào,náo nhiệt rồi đâu lại vào đó thì sá chi một nhóm anh chị em Nghệ sĩ cả đời tâm huyết với Phật pháp tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm âm nhạc Phật giáo như cảnh chợ chiều...Cho nên hy vọng Giáo hội quan tâm là điều không tưởng .Thôi thì anh en chúng ta tự an ủi nhau vậy.Viết đến đây tôi quá tủi buồn cho một nền âm nhạc Phật gíáo có chiều dài 70 năm đã bị cho ra đứng ngoài lề Phật giáo!!!
Lê Lợi
Xin trả lời bạn Trần Minh là không phải Anh em Văn nghệ sĩ quên mời Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội mà vì không có Tiền CHO NÊN CÓ MỜI CŨNG CHẲNG AI ĐI!!!
Thích 50 Trả lời 1/14/2016 3:26:16 PM