Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Làm gì để biết được quá khứ, hiện tại, tương lai của mình?

Tác giả Quần Anh
06:10 | 27/10/2012 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Muốn biết quá khứ, hiện tại, và tương lai của mình và người, không cần tốn thời gian, công sức và tiền bạc đi coi bói toán ở đâu cả, mà chỉ cần bỏ ra ít phút đọc lời Phật dạy dưới đây:

Thuở Đức Phật còn tại thế, có một chàng thanh niên tên là Subha, thắc mắc trước tình trạng khác biệt về số phận giữa loài người, muốn hiểu chân tướng vấn đề, bèn tìm đến Đức Phật và bạch rằng:

"Bạch Đức Thế Tôn, vì sao mà trên đời này người ta đều có những số phận rất khác nhau, có  người mạng yểu và có người sống thọ, có người bệnh hoạn và có người khoẻ mạnh, có người xấu xa và có người xinh đẹp, có người làm gì cũng không ai làm theo, nói chi cũng không ai nghe và có người lắm thế lực, làm gì cũng có người theo, nói chi cũng có người nghe, có người nghèo khổ và có người giàu sang, có người sinh trưởng trong gia đình hạ tiện và có người dòng dõi cao sang, có người dốt và có người trí tuệ? Xin Ngài giảng giải cho con.”

Đức Phật trả lời vắn tắt như sau: "Tất cả chúng sinh đều mang theo cái Nghiệp (tiếng Phạn là Karma) của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa.

Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người đều khác nhau nên mới có tình trạng khác biệt về số phận giữa chúng sinh."

Rồi Đức Phật giải thích cho Subha nghe từng trường hợp:

Nếu người nào trọn đời chỉ biết sát sinh, như người thợ săn chẳng hạn, bàn tay luôn luôn đẫm máu, hằng ngày sống trong sự giết chóc và gây thương tích không chút xót thương thì do tính hiếu sát ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ có mạng "yểu" (chết non).

Nếu người nào luôn luôn thận trọng, không hề xúc phạm đến tính mạng của ai, sống xa gươm đao, giáo mác và các loại khí giới, lấy lòng tứ ái đối với tất cả chúng sinh thì do từ tâm, do sự không sát sinh ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ trường "thọ".

Nếu người  nào độc ác, luôn luôn tìm cách hại người, thường dùng đấm đá và gươm đao đối xử với mọi người thì do nết hung dữ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ ốm đau bệnh hoạn.

Nếu người  nào không bao giờ làm tổn thương ai thì do đức tính hiền lương nhu hòa ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ được mạnh khỏe.

Nếu người nào thô lỗ, cộc cằn, luôn luôn giận dữ, chửi mắng, nguyền rủa kẻ khác thì do sự thô lỗ, cộc cằn ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ xấu xí.

Nếu người nào thanh tao nhã nhặn, dầu ai có chửi mắng thậm tệ cũng không hề oán giận và tìm cách trả thù thì do phong thái thanh nhã ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ xinh đẹp.

Nếu người nào có tính đố kỵ, thèm thuồng, ham muốn lợi danh của kẻ khác, không biết tôn kính người đáng kính, luôn luôn chứa chấp lòng ganh tỵ thì do tính tật đố ganh ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người nói gì không ai nghe, làm gì không ai theo.

Nếu người nào không có tánh đố kỵ, không thèm thuồng, ham muốn lợi danh của người khác, biết tôn trọng người đáng kính, không chứa chấp lòng ganh tỵ thì do cái tâm không ganh tỵ, không đố kỵ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người có thế lực, nói gì cũng có người nghe, làm gì cũng có người theo.

Nếu người nào không bao giờ biết bố thí vật gì cho ai thì do tính keo kiệt, bám níu vào tài sản của mình, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người nghèo nàn thiếu thốn.

Nếu người nào giàu lòng quảng đại, tính ưa bố thí thì do lòng rộng rãi ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người giàu có dư dả.

Nếu người nào không biết phục thiện, tính kiêu căng, không tôn trọng người đáng kính thì do tính ngạo mạn và vô lễ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người hạ tiện thấp hèn.

Nếu người nào biết phục thiện, tính không kiêu căng, biết tôn trọng người đáng kính thì do đức tính biết phục thiện và có lễ độ ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người sang trọng quyền quý.

Nếu người nào không chịu gần người có tài đức để học hỏi điều hay lẽ phải và phân biệt chính tà thì do sự kém học hỏi ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người dốt.

Nếu người nào cố công tìm đến người có tài đức để học hỏi thì do sự học hỏi chính đáng ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người thông minh trí tuệ." (Trích Đức Phật và Phật pháp - Narada Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch)

Tóm lại, chỉ cần nhớ và suy niệm hai câu kệ Đức Phật dạy trong kinh Nhân Quả:

"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị.

Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị."

Nghĩa là:

Muốn biết nhân đời trước, hãy nhìn vào kết quả thọ báo hiện tại.

Muốn biết kết quả thọ báo của đời sau, hãy nhìn vào những tạo tác của hiện tại.

làm sao biết được tương lai biết quá khứ đức phật quá khứ hiện tại tương lai nhân quả

Ý kiến bạn đọc

Lâm Thị Hiền Hòa

Lâm Thị Hiền Hòa

Rất hữu ích

Thích      Trả lời   12/08/2017 6:30:59 CH

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hiểu chữ Bi - Trí - Dũng trong đạo Phật như thế nào

Hiểu chữ Bi - Trí - Dũng trong đạo Phật như thế nào

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Ý nghĩa của việc phóng sanh

Ý nghĩa của việc phóng sanh

Ai đủ năm đức thì thuyết pháp cho người

Ai đủ năm đức thì thuyết pháp cho người

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937759 s