Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Làm gì để không sợ hãi

Tác giả Quảng Tánh
09:35 | 21/07/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Để luôn ngẩng cao đầu trong cuộc đời, chẳng hề sợ hãi trước bất cứ ai thì phải là bậc chân tu: Có lòng tin kiên cố vào Chánh pháp; có giới đức và hạnh kiểm tốt; có sự học tập và hiểu biết sâu sắc về giáo pháp; có sự nỗ lực, gắng sức và bền bỉ thực tập...

adac_kien_phap_niet_ban32.jpg

Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Tikandaki, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Sợ hãi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.610)

LỜI BÀN:

Sợ hãi là tâm lý chung của những người có hành vi tà vạy, sai trái đồng thời nó là một trong những nỗi khổ lớn của con người. Một khi chúng ta có lỗi lầm, lỡ đã làm những việc bất chính thì thường sống trong phập phồng, thấp thỏm bất an. Người bình thường khi có khiếm khuyết, sai phạm còn lo sợ như vậy huống gì người tu càng lo lắng và bất an hơn nữa.

Tỷ kheo, ngoài ý nghĩa là khất sĩ (đi xin thực phẩm để nuôi thân) và phá ác (tu tập đoạn trừ các điều ác) còn có nghĩa bố ma (khiến cho các loài ma phải hoảng sợ). Một Tỷ kheo chân chính có tiềm năng làm thầy của chư thiên và loài người.

Với hành trang giới định tuệ và một bát ba y, vị Tỷ kheo vân du giáo hóa khắp nơi, làm lợi mình lợi người, trong tâm thái an lạc, tự chủ và hoàn toàn không hề sợ hãi trước bất cứ thế lực nào, dù ma mãnh và quái ác đến đâu cũng không làm vị Tỷ kheo phải chùn bước.

Để luôn ngẩng cao đầu trong cuộc đời, chẳng hề sợ hãi trước bất cứ ai thì phải là bậc chân tu: Có lòng tin kiên cố vào Chánh pháp; có giới đức và hạnh kiểm tốt; có sự học tập và hiểu biết sâu sắc về giáo pháp; có sự nỗ lực, gắng sức và bền bỉ thực tập; sau cùng là có tuệ giác để soi sáng những si ám che đậy bản tâm và vượt thắng não phiền, nhiễm ô mà thành tựu giác ngộ.

Gia sản của người tu thường đem bố thí cho chúng sanh là giáo pháp (pháp thí) và sự bình an, không sợ hãi (vô úy thí). Nhưng một khi tự thân chúng ta bị “rơi vào trong sợ hãi” thì liệu chúng ta đã làm gì được cho mình, chứ chưa vội nói đến chuyện giúp người.

Người xưa nói “vàng thật thì chẳng sợ gì lửa”, cũng vậy, hãy tự rèn luyện mình trở thành bậc chân tu thạc đức thì không những không sợ hãi mà ngược lại còn nhiếp phục các thế lực ma mị khác quay về chánh đạo.

làm gì để không sợ hãi Chánh Pháp bậc chân tu Quảng tánh chánh định chánh kiến sợ hãi người xuất gia dũng mãnh đức dũng

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Dựng tượng Phật tại nhà riêng có phải xin phép không?

Dựng tượng Phật tại nhà riêng có phải xin phép không?

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Phật đản sinh đưa tay nào lên?

Nằm mơ thấy mình chết có điềm báo gì xảy ra ?

Nằm mơ thấy mình chết có điềm báo gì xảy ra ?

Bài kệ đản sanh nào là đúng nhất?

Bài kệ đản sanh nào là đúng nhất?

Thấy lỗi mình là có trí tuệ

Thấy lỗi mình là có trí tuệ

Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Đức Phật sơ sanh tay phải hay tay trái chỉ lên là đúng?

Đức Phật sơ sanh tay phải hay tay trái chỉ lên là đúng?

Khi các Tỳ kheo chân chính ẩn mình, im lặng

Khi các Tỳ kheo chân chính ẩn mình, im lặng

Phước báo săn sóc người bệnh

Phước báo săn sóc người bệnh

Cúng dường như thế nào là đúng pháp ?

Cúng dường như thế nào là đúng pháp ?

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN