;
Tham dự chứng minh buổi lễ có Đại đức Thích Chúc Giác; Đại đức Thích Chúc Huy, Chư Tăng BTS Phật giáo tỉnh. Đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Lộc Hà, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã Thạch Bằng đông đảo Phật tử, bà con nhân dân lân cận bổn tự.
Buổi lễ tổ chức có sự phối hợp giữa cấp chính quyền xã và nhà chùa. Phát biểu khai mạc lễ, ông Phan Đình Cương, Bí Thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng đã ôn lại lịch sử chùa Xuân Đài.
Theo đó, chùa Xuân Đài được tọa lạc vị trí đắc địa hữu tình là vùng đất linh thiêng, trong các cuộc kháng chiến cứu nước chùa là địa bàn quan trọng có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điểm tựa tâm linh cho nhân dân lúc bấy giờ. Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, chùa cũng bị xuống cấp hư hỏng nhiều. Được sự quan tâm của các cấp, lãnh đạo chính quyền địa phương cùng bà con Phật tử đã thỉnh Đại đức Thích Quảng Duyên về trụ trì trong thời gian ngắn thầy đã khôi phục và phát huy một di sản văn hoá quý báu của quê hương góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, và hiện nay chùa Xuân Đài đang là địa chỉ tâm linh đã và đang thu hút đông đảo phật tử, khách thập phương đến tham quan, lễ bái, nhiều nhất là vào dịp đầu năm.
Đại đức Thích Quảng Duyên trụ trì chùa đã sơ lược đôi nét về lịch sử Đức Phật, về ngày tưởng niệm Đức Phật nhập Niết bàn. Dịp này, thầy trụ trì cũng gửi lời cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền mà trực tiếp là UBND xã Thạch Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chùa ngày càng phát triển về mọi mặt.
Theo lời kể của các cụ già, hàng năm vào trung tuần tháng hai, cư dân làng nơi đây mở lễ hội với các tiết mục ca hát giao lưu, những loại hình nghệ thuật truyền thống sôi nổi nhộn nhịp.
Trước đó, ngày14.2.Bính Thân, đại diện Huyện ủy, UBND, UBMTTQ huyện Lộc Hà đã đến dâng hương lễ Phật và tặng hoa chúc mừng lễ hội tại chùa Xuân Đài.
Lãnh đạo huyện Lộc Hà dâng hương lễ Phật, chụp hình lưu niệm.
Lễ hội truyền thống là hình thức giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân trong làng và nhà chùa, có chung một truyền thống văn hóa, chung một tín ngưỡng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân và tiếp nối truyền thống của gia đình, làng xã, đất nước. Không chỉ có vậy, việc kết hợp lễ hội truyền thống của địa phương với ngày vía Đức Phật nhập Niết bàn thể hiện tinh thần hòa hợp giữa Phật giáo và dân làng qua đó đã được dân gian hóa bằng câu “Đất Vua, Chùa làng, phong cảnh Bụt” buổi lễ cũng nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.