;
Giới đàn Nghệ Tĩnh thành công viên mãn
Chư tôn đức TƯ GHPGVN thăm trường hạ Tùng Lâm Cảm Sơn
Trường hạ Tùng lâm Cảm Sơn tác pháp hậu An cư
Theo luật Phật chế, hàng năm chư Tăng phải an cư kiết hạ trong ba tháng để thúc liễm thân tâm trau dồi Giới Định Huệ tăng cường đạo lực, giữ gìn giới pháp, mang ánh sáng Phật pháp phục vụ chúng sanh.
Quang lâm chứng minh cho buổi lễ có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - PCT HĐTS –
Trưởng ban Hoằng pháp TƯ - ngôi Đường chủ hạ trường; Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ Chánh Duy na, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Phó Duy na hạ trường tùng lâm
Cảm Sơn, cùng toàn thể chư hành giả tham dự mùa an cư PL 2557.
Trước lúc buổi lễ diễn ra, toàn thể chư tôn đức và các hành giả an cư tại hạ trường dâng
hương lễ Phật, lễ tạ chư tổ, tạ ơn các
bậc tiền nhân hữu công với Đạo pháp, cầu nguyện cho Phật pháp được xương minh,
đất nước hòa bình chúng sinh an lạc, hồi hướng công đức cho các anh hùng liệt
sỹ, cửu huyền thất tổ của các Phật tử cũng như thí chủ đã phát tâm
hộ trì Tam bảo trong thời gian các hành giả cấm túc an cư.
Trong diễn văn khai mạc, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ thay mặt hạ trường tùng lâm Cảm Sơn đọc lời cảm niệm tri ân công đức của tam vị Hòa thượng chứng minh cho hạ trường, cảm ơn các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ, ghi nhận công đức của ban chức sự, ban hậu cần và toàn thể quý Phật tử thiện tín thập phương trong và ngoài tỉnh đã phát tâm hộ trì cho Trường hạ trong ba tháng an cư.
Tiếp sau đó Đại đức Thích Viên Như – Phó
BTS, Chánh thư ký, báo cáo tổng kết thành quả tu học của chư Tăng trong
ba tháng an cư.
Theo đó, mùa an cư năm nay trường hạ tổ
đình Cảm Sơn có 19 vị Tỳ kheo,4 vị Sa di, 20 vị hình đồng về an cư, tu tập.
Trường hạ đã thực hiện nghiêm túc 6 thời khóa tụng, khởi sự từ 4 giờ sáng và
kết thúc vào lúc 22h. Mỗi tháng có 2 kỳ lễ sám hối Hồng danh và Bố-tát vào ngày
giữa tháng và cuối tháng ÂL, chư tôn đức thường xuyên thuyết giảng cho Phật tử
về đây tu tập.
Tại buổi lễ, thay mặt các cấp chính quyền ông Trịnh Xuân Diệu –
Giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng ban Tôn giáo Hà Tĩnh đã tặng hoa, phát biểu ghi nhận
những thành tựu của Phật giáo tỉnh nhà đạt được. Thời gian qua Phật giáo Hà Tĩnh đã
đồng hành và phối hợp tốt với các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc trong công tác tuyên truyền, vận động tín đồ Phật tử thực hiện tốt chủ trương
của Nhà nước và tôn chỉ của Giáo hội, các đạo tràng đã hướng dẫn Phật tử sống
có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội, làm tròn bổn
phận của Phật tử với đạo pháp và nghĩa vụ công dân với đất nước – ông Diệu nhấn
mạnh.
Buổi lễ cũng đón nhận những bó hoa chúc mừng của các cấp lãnh đạo
UBND, UBMTTQ, thành phố Hà Tĩnh.
Trong niềm hoan hỷ, và xúc động về những thành quả vừa đạt được
trong mùa an cư, đặc biệt sự thành công viên mãn của Giới đàn Nghệ Tĩnh. Hòa
thượng Thích Bảo Nghiêm ngôi đường chủ tùng lâm Cảm Sơn có đạo từ cho buổi lễ.
Trong đạo từ, Hòa thượng ôn lại những thời khắc vô cùng khó khăn
của Phật giáo Hà Tĩnh ở thập niên trước. Chùa chiền hoang sơ, dột nát, Phật tử
nói xấu kích bác chư Tăng, chia bè kéo cánh, tà đạo tung hoành, chia phe lập
nhóm, lúc bấy giờ Ban đại diện PG Hà Tĩnh có 6 chư Tăng bao nhiêu khó khăn
chất chồng. Nay, nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, sự che chở của chư vị Tổ sư, hồn
thiêng sông núi – lúc này ngồi trong ngôi Phạm vũ này, nhìn Phật tử đến chùa
trong màu áo lam, với cử chỉ trang nghiêm, và hơn hai người tham dự buổi
lễ tạ pháp (chưa có nghi lễ nào tại chùa Cảm Sơn đông đủ Phật tử, nhân dân tham
dự như hôm nay- PV) chư Tăng đoàn kết tinh tiến phụng sự Đạo pháp, lại thêm
giới đàn được thành công viên mãn – Hòa thượng nói trong sự xúc động, rơi nước
mắt.
Những giọt nước mắt hạnh phúc sung sướng, những giọt nước mắt của một vị sứ giả Như Lai, một người thầy gánh trên vai trọng trách Hoằng pháp, giọt nước mắt một vị ân sư của Phật giáo tỉnh nhà.
Chưa bao giờ chúng tôi - (PV) những thế hệ hậu lai, những người con
quê hương mang trong mình sự ngưỡng mộ, và xem Đạo Phật như lẽ sống của cuộc đời
cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy tự hào về sự đi lên, và sức lan tỏa mạnh mẽ của sắc màu
Phât giáo trên quê hương. Trở lại những năm 1980 mà có cảm giác kinh khủng, lúc bấy giờ chúng tôi còn là học
sinh cấp hai khi mọi người biết mình đi chùa niệm Phật, tụng kinh. Đến trường học chúng tôi bị đã dè bữu, chửi bới hùa với đám đông trêu chọc cho bỏ ghét, người lớn
trong xóm làng thì cho rằng bọn này lớn lên sẽ không bình thường - (với quê
tôi ngôn từ đó có thể hiểu bị bệnh tâm thần). Với quê tôi là vậy, với tấm lòng người
xứ Nghệ là như thế, ghét thì ghét đến cùng, yêu thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng, khi hiểu ra rồi lại rất thương. Vì vậy, ai không hiểu, ai không kham nhẫn, không kiên trì, ai không biết hy sinh chịu đựng trước, hay nói cách khác nếu tâm Bồ đề không kiên cố thì khó mà làm được Phật sự,trên mảnh đất này.
Buổi lễ kết thúc lắng đọng sự tri ân, trong tâm thành kính, trong sự trang nghiêm thanh tịnh và thắm đượm tình đạo nghĩa đời.
Hình ảnh tổng hợp tại buổi lễ Tạ pháp của Trường hạ tùng lâm Cảm Sơn