Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Lời kêu gọi ủng hộ, ấn tống tranh Đức Phật A Di Đà

Tác giả Hồng Lam
05:01 | 10/11/2017 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhân công đức, phước đức lớn lao..

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

- Kính thưa quý Phật tử, thiện hữu tri thức!

Chúng tôi hiện đang kêu gọi cùng chung ủng hộ Ấn Tống bộ tranh đức Phật A Di Đà (hình đứng). Dự kiến sẽ được in trên vải canvas, gắn sáo gỗ (cây gỗ trên dưới để treo) với kích thước 60x90cm, trị giá mỗi tranh là 95.000đ (bao gồm vải canvas, cán gỗ trên dưới để treo, và thành phẩm bỏ túi nilong hàn miệng túi tránh làm bẩn tranh) (nếu quý vị nào biết những nơi in giá tốt hơn xin vui lòng giới thiệu cho chúng tôi).

Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhân công đức, phước đức lớn lao! Cho nên hơn 2500 năm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, hàng xuất gia, tại gia đệ tử của Phật, từ Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc các nước Phật giáo trên thế giới cho đến Việt Nam, đã có không biết bao nhiêu người tạo lập hình tượng chư Phật, Bồ Tát để chiêm ngưỡng, lễ lạy, cúng dường.

Căn cứ vào kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT, khi đức Phật còn tại thế, vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di, là người đầu tiên đã dùng gỗ thơm Chiên đàn đỏ, tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Sau thời gian gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong một mùa an cư 3 tháng (có lẽ là mùa an cư cuối cùng), Ngài lên cung trời Đao Lợi nói kinh Địa Tạng, giáo hóa chư Thiên và độ thân mẫu là Ma Gia phu nhơn được chứng thánh quả. Khi vua Ưu Đà Diên không tìm thấy Đức Phật nơi đâu, lòng khát ngưỡng nhớ mong cực độ, đến nỗi vua bi cảm âu sầu nhiều ngày, xao lãng cả việc triều chính và không màng đến thú vui vương giả. Vua không biết cách nào gặp Đức Phật cho đỡ nhớ mong, bèn nghĩ đến cách tạo tượng Phật.

Vua triệu tập các tay thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật, nhưng ai cũng từ chối không dám nhận lời, vì họ nghĩ rằng: Sắc thân của Phật tướng tốt tuyệt vời, e rằng tượng Phật tạo ra nếu có sai lầm, sẽ làm cho họ đắc tội. Khi đó có vị thần Tỳ Thủ Yết Ma, tương truyền là vị thần điêu khắc, đã biến thân ra làm người thợ mộc, ông mang dụng cụ đến nhận trách nhiệm tạo hình tượng Phật để giúp nhà vua. Thần Tỳ Thủ Yết Ma trổ hết tài năng, chỉ trong một ngày là xong tượng Phật, cao bảy thước mộc, tượng màu vàng tía, đủ các tướng tốt, khiến người nhìn đến biết là tượng Phật.

Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc,vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí, đều đem lễ vật đến cúng dường chiêm ngưỡng và đều khen việc làm của vua Ưu Đà Diên.

Để các chúng sanh đời sau hiểu rõ phước đức, công đức tạo tượng Phật, Ngài Di Lặc Bồ Tát đã thay mặt tất cả phàm Thánh, thưa hỏi Phật về công đức tạo tượng của vua Ưu Đà Diên, Đức Phật tuần tự nói về phước báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín thanh tịnh tạo ra hình, tượng Phật. Kinh này ghi rõ những phước báo về công đức chẳng thể nghĩ bàn ấy.

“Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi thêu thùa tượng Phật, hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ, xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật, cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là tượng Phật, phước báo người đó nay ta sẽ nói:

“Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử, tuy còn trôi lặn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà giòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước, lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy.

“Người này thường sanh vào nhà thuộc giòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh giòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng. Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật vâng thờ cúng dường, hoặc được làm vua thọ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa không trái đạo, hoặc làm vua Thánh Chuyển Luân oai hùng. Sanh ra nơi nào cũng là đàn ông, không chịu thân nữ. Lại chẳng chịu thân Huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ, thân được thọ sanh không bị xấu xí. Mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu, chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lổ, tay chẳng cụt ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn, đều không có các tướng chẳng đáng ưa...”.

Ngoài những phước báo trên, còn có những quả báo khác là: trừ diệt các thứ nghiệp chướng như: Năm tội đại nghịch, mười nghiệp chẳng lành, bốn tội phạm nặng v.v... nói chung là những nghiệp ác nặng nề nhất mà một con người có thể lãnh nhận, nhưng nếu phát tâm thành tín tạo tượng và sám hối, thề không tái phạm, thì những nghiệp ác, những quả báo ấy đều bị tiêu diệt.

Do công đức của việc In Kinh, họa vẽ hình, tạc tượng thù thắng và lợi ích lớn, cho nên đại sư Hoằng Nhất và Ấn Quang đại sư dạy chúng ta nên phát tâm in Kinh,tạc tượng Phật vào những dịp như sau:

1.Chúc thọ
2.Ăn mừng
3.Tránh tai nạn
4.Cầu nguyện
5.Sám hối
6.Siêu độ thân nhân

Kính mong quý Phật tử, quý Thiện hữu tri thức hãy cùng quan tâm và hỗ trợ cho việc ấn tống bộ tranh đức từ phụ A Di Đà đến với những người hữu duyên. Gieo duyên lành này đến mọi người giữa người ủng hộ tịnh tài và người nhận được tranh Phật, đều được lợi ích gieo trồng sâu nhân duyên vãng sanh trong đại nguyện của đức A Di Đà Thế Tôn.

Nếu trong việc làm nhỏ bé này, có được phần nào công đức, xin nguyện người nghe, kẻ thấy, hoan hỷ, đời đời giàu từ tâm, phước, trí luôn được trang nghiêm, phát Bồ đề Vô Thượng. Lại nguyện đem công đức này hồi hướng cho cha, mẹ, thân bằng quyến thuộc, người ân, kẻ oán của mỗi người, đều phát tâm chánh tín, trang nghiêm cõi báu đồng vãng sanh Cực Lạc.

Nam mô A Di Đà Phật!

Trân trọng,

Ban biên tập Tạng Thư Phật Học

Ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm, 19 tháng 09 năm Đinh Dậu, Phật lịch 2561 (DL 07/11/2017)

tranh đức phật a di đà đức phật a di đà tạc tượng tạc tượng phật công đức cúng dường tôn tượng phật hình tượng bồ tát

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

File mềm Kinh Vô Lượng Thọ sử dụng cho in ấn

File mềm Kinh Vô Lượng Thọ sử dụng cho in ấn

Đạo tràng chùa Thanh Bình hành hương cúng dường An cư kiết hạ 2020

Đạo tràng chùa Thanh Bình hành hương cúng dường An cư kiết hạ 2020

Tâm thư kêu gọi ủng hộ xây dựng và sửa chữa Tam bảo

Tâm thư kêu gọi ủng hộ xây dựng và sửa chữa Tam bảo

Nỗi niềm Chùa bị cháy

Nỗi niềm Chùa bị cháy

Chùa Hoằng Pháp trao học bổng đến Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương

Chùa Hoằng Pháp trao học bổng đến Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương

Tâm thư kêu gọi hùn phước tôn tạo tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Tâm thư kêu gọi hùn phước tôn tạo tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Trao tặng hàng trăm phần quà từ 'Quỹ đào tạo Tăng Tài Ngộ Chân Tử'

Trao tặng hàng trăm phần quà từ 'Quỹ đào tạo Tăng Tài Ngộ Chân Tử'

Tâm thư kêu gọi xây dựng chùa Sùng Hưng

Tâm thư kêu gọi xây dựng chùa Sùng Hưng

Tiền nhiều để làm gì ?

Tiền nhiều để làm gì ?

Tâm thư kêu gọi công đức xây dựng chùa Từ Minh

Tâm thư kêu gọi công đức xây dựng chùa Từ Minh

Khánh Hòa: Chùa Vĩnh Pháp bị thiệt hại nặng nề do cơn bão Damrey

Khánh Hòa: Chùa Vĩnh Pháp bị thiệt hại nặng nề do cơn bão Damrey

Thư kêu gọi chung tay góp sức ấn tống bộ Lương Hoàng Sám

Thư kêu gọi chung tay góp sức ấn tống bộ Lương Hoàng Sám

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0781257 s