;
Trước đó, chiều 22/1/2013 Đại đức trụ trì đã tổ chức lễ Trai đàn chẩn tế âm linh cô hồn, nhằm thể hiện lòng tri ân với các bậc tiền bối đã khuất có công với bổn tự, và nguyện cầu quốc thái dân an, siêu độ cho chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, oan hồn uổng tử...
Chiều tối cùng ngày, từ 18h đến hơn 19h30 Thượng tọa Thích nhật Từ có thời pháp thoại chia sẽ cùng quý Phật tử và nhân dân, pháp thoại mang nội dung về đời sống tu tập, những việc nên, và không nên làm của người Phật tử tại gia, và làm thế nào để có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.nguoiphattu.com
Thời khắc quan trọng nhất của lễ lạc thành chùa Phong Phạn, là nghi thức Hô thần nhập tượng, được trang nghiêm tổ chức vào tối ngày 22/1/2013 lúc 20h. Dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, và Đại đức Thích Đức Lợi, tham dự nghi lễ quan trọng này, còn có chư tôn đức Tăng Ni, và hơn 300 Phật tử, trước thời khóa tụng kinh, trì niệm thần chú và hồng danh Đức Phật, HT. Thích Bảo Nghiêm đã giảng giải về ý nghĩa, mục đích, và những ví dụ điển hình về hình thái tôn tượng Phật, Bồ Tát từ thời Đức Phật còn tại thế. Đúng giờ, các ngọn đèn vụt tắt, Hòa thượng và chư Tôn đức tiến hành làm lễ khai quang, các tôn tượng Phật trong chánh điện, tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên, và Đại hồng chung được treo tại tầng hai của cổng Tam Quan, theo nghi thức truyền thống.nguoiphattu.com
Trong đạo từ của Hòa thượng có đoạn như sau: Đạo Phật và văn hóa dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, luôn hòa quyện với nhau như Nước với Sữa, tinh thần ấy đã ăn sâu trong lòng của mỗi người dân nước Việt , sự hiện diện, và tầm quan trọng của ngôi chùa, đã gắn kết keo sơn từ lúc Đất nước lâm nguy, đến ngày thái bình hôm nay. Người ta vẫn nói rằng, một ngôi chùa dựng lên là đã xóa đi một nhà tù, và giảm đi được nhiều tệ nạn. Đến chùa, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu sang, hay nghèo khó, ai cũng mang một tâm từ bi, hỷ xã, nhân ái vị tha, bao ưu phiền, bao khổ đau đều trút bỏ khi bước chân vào cửa chùa, cổng tam quan của chùa như tượng trưng cho Tam pháp ấn của Đạo Phật , Vô thường, Khổ không, Vô ngã,... Khi Đất nước thanh bình, nhu cầu quy ngưỡng tâm linh càng lớn, cuộc sống của người dân ngày càng được an lạc , hạnh phúc...Hòa thượng cũng đã tán dương và ghi nhận công đức đóng góp tịnh tài, tịnh lực, của toàn thể bá tánh thập phương, trong đó có hai thí chủ là Phật tử Diệu Huệ, và Phật tử Thành Vinh, là những tấm gương điển hình đang tu học theo hạnh nguyện của Trưởng giả Cấp - Cô - Độc thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế .nguoiphattu.com
Buổi lễ kết thúc, sau khi chư Tôn đức cùng quan khách và các Phật tử cắt băng khánh thành ngôi Đại Hùng Bảo Điện, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và Hoằng dương Phật pháp trên quê hương Hà Tĩnh.nguoiphattu.com
*********************
Vài nét sơ lược về ngôi chùa Phong Phạn, Thị trấn xuân An – Huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Chùa Phong Phạn, trước đây có tên gọi là Kẻ Lau là một làng Việt cổ, nguyên văn chữ Hán là xã An Lạc với bốn thôn Gia Tuyền, Trung Lộc, Trung Lao, Thượng Thôn thuộc tổng Tam Chế huyện Nghi Xuân. Tăng ni Phật tử Kẻ Lau – An Lạc cách đây ba thế kỷ đã dựng ngôi chùa cổ mang tên Phong Phạn ở địa bàn thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.nguoiphattu.com
Theo sử sách ghi lại, thời Nguyễn Huệ (Quang Trung) trên đường hành quân ra Bắc đánh quân Thanh, đoàn quân dừng lại chờ đò, ông dạo bước bên bờ sông Lam nhìn thấy 2 hòn đá và ngắm nhìn phong cảnh ở đây thật đẹp, bèn đặt cho nó cái tên là: Bến Ngự. Đang khi quân lính nghỉ ngơi dưới chân núi ăn cơm, ông dạo bước lên vãn cảnh chùa và phóng bút nên thơ:
Phong Phạn thiên thu truyền cựu tích
Ngự thuyền lam thủy tại thiên quân
Thị không thị sắc quy như tại
Vô ngã vô nhân kiến Như Lai
Nhân dân Phong Phạn chùa linh tự
Vạn mã ngàn ngôi sóng Ngự Bình.
Sau khi thắng trận trở về, vua Quang Trung cho lập đền thờ thủy ngự dưới chân núi bên bờ sông Lam và đặt tên cho ngọn núi này là rú Cơm.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) vào thời kỳ tiền khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà chùa Phong Phạn là nơi liên lạc và hoạt động bí mật của tổ chức đảng.nguoiphattu.com
Thời đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, khu vực nhà chùa bị tàn phá ác liệt do vị trí của chùa tọa lạc gần phà Bến Thủy, nơi mục tiêu trọng điểm tuyến quốc lộ 1A. Vào một buổi trưa hè tháng 6 năm 1969, một trận bom Mỹ đã ném trúng vào nhà chùa. Sư trụ trì thời bấy giờ đã bị thiêu cháy. Từ đó nhà chùa không có người để chăm lo hương khói. Đến tháng 9 năm 1978, cơn lũ kinh hoàng đã cuốn trôi hoàn toàn mọi thứ trong chùa. Ngôi Tam Bảo từ đó trở thành hoang phế.nguoiphattu.com
Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Phật tử và quần chúng nhân dân. Năm 2007 TWGHPGVN, và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh do HT Thích Bảo Nghiêm làm trưởng ban ra quyết định số: 117QĐ/HĐTS-VPI ngày 17 tháng 12 năm 2006, bổ nhiệm đại đức Thích Viên Như về trụ trì chùa.nguoiphattu.com
Chùm ảnh về lễ Trai đàn chẩn tế
nguoiphattu.com
Chùm ảnh chính thức Đại lễ lạc thành chùa Phong Phạn