;
Nhiều năm qua, nhân kỷ niệm ngày báo chí VN, cũng như nhiều người khác, cá nhân tôi cũng nhận được không ít lần lời chúc mừng nồng thắm, qua đó mới chợt nhận ra mình đã và đang hoạt động trong lãnh vực báo chí. Nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là báo chí Phật giáo Việt Nam (PGVN).
Trong dòng chảy chung của lịch sử báo chí dân tộc, việc nhận được những lời chúc đó âu cũng là điều bình thường, có khác chăng là mình đang ở lãnh vực báo chí Phật giáo .
Đó là lý do tại sao lại phải mơ những lời chúc “ngày báo chí PGVN”? Mơ cũng có nghĩa là không thực có-chưa có, nhưng vấn đề trước nhất cần thấu triệt ở đây là đó không phải là một đòi hỏi một thế cân xứng mà là xây dựng một nền móng truyền thống vững chắc cho ngành báo chí PGVN, để từ đó lý tưởng phụng sự được kế thừa căn bản, và tất nhiên bổ sung vào những trang sử vàng lóng lánh của hai ngàn năm PGVN đồng hành cùng dân tộc. Một niềm tự hào chính đáng và trọn vẹn.
Nếu xưa kia, cụ Hồ Chí Minh xây dựng nền tảng báo chí cách mạng VN bằng tờ báo Thanh Niên (ngày 21/6/1925), làm phương tiện quan trọng bổ sung cho chiến lược đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ thực dân, giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà; thì chưa đầy bốn năm sau đó, ngày 31/8/1929) Hòa Thượng Khánh Hòa (1877 – 1947) cũng đã cho ra đời tờ báo Phật giáo đầu tiên mang tên Pháp Âm do chính Hỏa thượng làm chủ nhiệm. Vai trò của tờ báo lịch sử này không chỉ chuyên chở đạo lý nhà Phật mà quan trọng hơn là gióng lên tiếng nói, cảnh báo với nhiều thế lực đen tối, đã và đang từng ngày, âm mưu muốn biến PGVN thành trò hề bên dưới gót giày xâm lược. Do đó báo Pháp Âm cũng chính là tiếng nói đanh thép mở đầu của phong trào chấn hưng Phật giáo mạnh mẽ.
Như chúng ta đều biết, thới đó, PGVN chung cùng số phận hẩm hiu với dân tộc, chìm sâu vào đêm dài mờ mịt. Hướng bước tới của hai ngàn năm tồn tại, chia ngọt sẻ bùi cùng dân tộc khổ đau này những tưởng sẽ bị bịt lối hoàn toàn. Ngay chính vị giáo chủ của mình má còn bị chưởi là “Tên Thích Ca da đen” và còn đe dọa sẽ Quật đổ hắn xuống ! thì những Tăng ni xuất gia cũng bị coi là hàng thấp kém không hơn, có chăng là những ông thầy chùa làng dốt nát, đậu hậu, “dưa muối nâu sòng”, “sớm mõ chiều kinh” (sic) Ít ra thực dân và tay sai đã thành công trong bước đỗ sập PGVN ban đầu ấy.
May mà có Chư tôn đức tài ba khắp ba miền đất nước, đáp lời kêu gọi, nhận lãnh trách nhiệm với tiền nhân, đứng ra dấy động phong trào chấn hưng Phật giáo, làm ngơ ngác các thế lực u minh. Từ đó về sau từng bước giành lại vị thế trong lòng dân tộc một cách đường hoàng, nhất là khi đất nước hoàn toàn sạch bóng xâm lược.
Vậy có xứng đáng không khi Phật giáo Việt Nam có được ngày báo chí của riêng mình, lấy điểm mốc từ sự ra đời của báo Pháp Âm? Vấn đề không khó và nếu khi chúng ta cập nhật đuợc các phương tiện truyền thông, báo chí PGVN hiện tại thì nguyện vọng ấy hoàn toàn rất chánh đáng.
Kể từ Báo Pháp Âm ấy đến nay, nếu tính bằng độ tuổi thọ trung bình của người VN (70 – 80) thì đã quá một đời người rồi. Chỉ tại bởi thì là căn bệnh ai chẳng chịu ai, nên lịch sử và truyền thống ấy (và nhiều mặt khác nữa của PGVN mình) bị chia cắt tan tành, vỡ vụn vuông tròn và cả méo mó.
Báo Pháp Âm, tờ báo Phật giáo đầu tiên - ảnh Nguyễn Ngọc Phan
Phật giáo Việt Nam chúng ta chưa có một đài truyền hình hay phát thanh mang tên chính thức Phật Giáo và chuyên chở đúng chức năng, khả năng chuyên môn của mình. Để qua đó, hàng ngày, cung cấp cho đối tượng xem-nghe những thông tin lịch sử để tự nhắc nhở mình thêm cố gắng trong tu học và phụng sự chánh pháp. Ít nhất đó cũng phải là chuyên mục “Ngày này năm ấy”, không tốn quá` nhiều thời lượng. Với báo viết thì cũng chẵng chiếm diện tích là bao. Thí dụ như “Hôm nay ngày 31/8/1929, báo Pháp Âm do Hòa Thượng Khánh Hòa làm chủ nhiệm đã ra đời”…
Chỉ một vài con số ghi ngày tháng âm lịch trên báo chí Phật giáo chúng ta mà cũng không giữ nổi nói chi đến chuyện giữ gìn truyền thống lịch sử. Ngày tháng âm lịch chúng ta sử dụng trước hết vì nó gắn liền thân thiện với hầu hết các ngày lễ trọng đại của Phật giáo VN và các ngày sóc vọng hằng tháng. Chưa kể đến các ngày kỷ niệm những anh hùng dân tộc hoặc các lễ hội lớn nhỏ cũng đều tính dựa váo ngày tháng âm lịch. Chúng ta giữ gìn ngày tháng âm lịch vì những lý do đó. Hơn thế nữa còn là để tôn trọng Quốc Tổ Hùng Vương, các bậc tiền nhân. Kể từ khi nhà nước chính thức công nhận Giỗ Tổ Hùng Vương là quốc lễ (được quy định bằng sửa đổi, bổ sung Điều 73 bộ luật lao động ngày 1/7/20107, cho CBCNV nghỉ ăn lương theo chính sách) thì hầu hết các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ SGGP (và các trang website).v..v.. đều in trang trọng lên trang nhất ngày tháng âm lịch đường hoàng. Điều này, duy nhất chỉ mỗi một Đài Tiếng nói ND TPHCM tôi luôn tỏ lòng trân trọng vá hết lời ca ngợi vì nhiều chục năm qua, đài này luôn giữ gìn trong các bản tin 5,30 mỗi buổi sáng không ngừng nghỉ.
Tương tự, không hiểu sao Đài truyền hình An Viên, nơi có bản tin An Viên liên quan ít nhiều đến Phật giáo, kể từ sau tháng 6/2014 đến nay không còn đọc ngày tháng âm lich trong mỗi bản tin nữa, thật đáng tiếc! Người ngoại giáo họ rất thích điều này BỞI BẢN CHẤT HỌ XƯA NAY ĐÂU CÓ GÌ GẮN LIỀN VỚI DÂN TỘC, THẬM CHÍ LUÔN MIỆT THỊ CÁI GÌ CỦA DÂN TỘC CŨNG ĐỀU LẠC HẬU, KÉM VĂN MINH !
Hãy xem lại các báo chí Phật giáo hiện hành, những website Phật giáo cũng thế. Tiện thể, hãy tìm trên mạng không ít tài liệu về ngày tháng âm lịch của nước ta hiện hàng có phải lạc hậu không. Nhà nước vẫn tiếp tục cho sử dụng âm lịch có phải sai trái gì không?
Như vậy báo chí Phật giáo Việt Nam chưa làm tròn chức năng của mình mà còn tiếp tay làm nhẹ đi yếu tố dân tộc, thậm chí ngày tháng quan trọng của chính mình nữa thì đáng buồn thay ! Cái ngày “Báo Chí PGVN” vì thế sẽ còn xa tít, ngày càng xa vời lắm.
Bài viết này nhân kỷ niệm 90 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925), vì thế tác giả sẽ khiên cưỡng khi phải nhân đây chúc mừng nhân ngày báo chí PGVN (31/8/1929) sắp tới. nếu được công nhận. Bằng ngược lại xin được cúi mình nhận lỗi!