;
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2020 |
THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN CHO HỘI THẢO
“PHẬT GIÁO VÙNG NAM BỘ: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”
Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM trân trọng kính mời quý tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, quý Tăng, Ni, các nhà nghiên cứu và các nhà Phật học hoan hỷ viết bài nghiên cứu cho hội thảo: “Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển”.
Tiếp cận từ góc độ lịch sử, tôn giáo, khảo cổ học, văn hóa học, dân tộc học, Hội thảo này nhằm làm rõ các giai đoạn lịch sử của quá trình truyền bá, lan tỏa và phát triển của Phật giáo ở vùng Nam Bộ cũng như ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần và xã hội trong các cộng đồng dân tộc ở vùng Nam Bộ từ khi du nhập, phát triển cho đến hiện nay.
Vui lòng gửi bài (MS Word) hoàn chỉnh về: hoithao@undv2019vietnam.com
CÁC CHỦ ĐỀ PHỤ GỢI Ý
Phần I: Đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo tộc người và những con đường du nhập, lan toả Phật giáo ở vùng Nam bộ
1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội và dân tộc vùng Nam Bộ từ thế kỷ XV-XVI.
1.1.1. Đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tộc người vùng Nam bộ
1.1.2. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tộc người vùng Nam bộ
1.2 Những con đường du nhập, lan tỏa Phật giáo vùng Nam Bộ
1.2.1. Sự lan tỏa Phật giáo theo con đường khẩn hoang của người Việt
1.2.2. Sự du nhập Phật giáo từ đoàn quân Phục Minh, phản Thanh người Hoa
1.2.3. Sự du nhập Phật giáo Therevada từ Campuchia
1.3 Các trường phái Phật giáo và các nhà sư tiêu biểu ở vùng Nam Bộ thế kỷ XVI 1.3.1. Các trường phái Phật giáo ở vùng Nam Bộ
1.3.2. Các trung tâm và những nhà sư tiêu biểu ở vùng Nam Bộ
1.3.3. Diện mạo Phật giáo vùng Nam Bộ thế kỷ XVI Phần
II: Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ XVII – XVIII
2.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và dân tộc vùng Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII – XVIII.
2.2. Phật giáo với vai trò, vị trí trong đời sống tinh thần vùng Nam Bộ
2.3. Phật giáo với sự dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo vùng Nam Bộ
2.4. Các trường phái Phật giáo và những nhà sư tiêu biểu
2.5. Phật giáo trong văn hóa – xã hội vùng Nam Bộ Phần
III: Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ XIX – XX
3.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và dân tộc Nam Bộ từ đầu thế kỷ XIX – cuối thế kỷ XX.
3.2. Các biến thể của Phật giáo ở vùng Nam bộ
3.3. Tôn giáo mới có nguồn gốc từ Phật giáo
3.4. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở vùng Nam Bộ
3.5. Phật giáo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
3.6. Các tăng sĩ, Phật tử tiêu biểu ở vùng Nam bộ
3.7. Diện mạo và những biến đổi của Phật giáo đương đại ở vùng Nam Bộ.
Phần IV: Lịch sử Phật giáo tỉnh thuộc vùng Nam bộ
4.1. Vùng Nam bộ với 19 tỉnh gồm Đông Nam bộ và Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
(1)Phật giáo tỉnh An Giang.
(2)Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
(3)Phật giáo tỉnh Bạc Liêu.
(4)Phật giáo tỉnh Bến Tre.
(5)Phật giáo tỉnh Bình Dương.
(6)Phật giáo tỉnh Bình Phước.
(7)Phật giáo tỉnh Cà Mau.
(8)Phật giáo TP. Cần Thơ.
(9)Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
(10) Phật giáo tỉnh Đồng Tháp.
(11) Phật giáo tỉnh Hậu Giang.
(12) Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
(13) Phật giáo tỉnh Long An.
(14) Phật giáo tỉnh Sóc Trăng.
(15) Phật giáo tỉnh Tây Ninh.
(16) Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
(17) Phật giáo tỉnh Tiền Giang.
(18) Phật giáo tỉnh Trà Vinh.
(19) Phật giáo tỉnh Vĩnh Long.
4.2. Gợi ý về Phật giáo ở các tỉnh Nam bộ
Để cấu trúc các bài nghiên cứu được thống nhất, Ban tổ chức gợi ý khung sườn sau:
4.2.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa và dân tộc của tỉnh…
4.2.2. Khái quát Phật giáo tỉnh… (Sự thành lập và phát triển Phật giáo tỉnh, các phong trào Phật giáo tỉnh, các bậc tiền bối hữu công).
4.2.3. Đặc điểm của Phật giáo tỉnh… (Các giáo phái Phật giáo tỉnh, số lượng tự viện và tăng ni, các điểm nổi bật của Phật giáo tỉnh, đóng góp của Phật giáo tỉnh).
4.2.4. Kiến trúc mỹ thuật Phật giáo tỉnh (phân loại chùa Bắc tông, chùa Nam tông, chùa Khmer, chùa Khất sĩ v.v…).
4.2.5. Phật giáo tỉnh… hội nhập và phát triển.
KẾ HOẠCH HỘI THẢO DỰ KIẾN
TM. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Trưởng Ban Tổ chức
Thượng tọa Thích Nhật Từ