Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Tìm tư liệu về cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

08:38 | 09/01/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hướng đến lần húy kỵ thứ 67 của cố Hòa thượng Thích Nhật Sách, thân nhân, quyến thuộc Bồ đề của Ngài và người có tâm huyết với Phật giáo Hà Tĩnh mong muốn tìm lại những thông tin về Ngài, về Phật giáo Hà Tĩnh trong thời kỳ1930 - 1955.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com11.jpg

Bức hoành phi Chùa Phật Học - "Hội quán Phật giáo" được cố Phật tử Phạm Sáu mang về cất giữ khi ngôi chùa bị phá dỡ sau 1955. 

Hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở trong sự nghiệp dựng nước, trải qua nhiều biến động lịch sử và xuyên suốt tiến trình đó Phật giáo vẫn luôn keo sơn cùng vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Vùng đất Hà Tĩnh Phật giáo du nhập vào từ rất sớm qua câu chuyện Chử Đồng Tử học đạo với Đại sư Phật Quang trên núi Quỳnh Viên, gần Cửa Sót, tức núi Nam Giới vào năm 294 trước Công nguyên, (nay thuộc xã Thạch Hải, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), hiện vẫn còn dấu tích ở chùa Quỳnh Viên.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com0.jpg

Số kinh sách được Hòa thượng Thích Nhật Sách tặng cố Phật tử Lê Văn Lung - pháp danh Lệ Thủy tự Duyên Sinh.

Qua nhiều trăm năm, Chư Tổ sư tiếp nối hoằng truyền Phật pháp khai sơn dựng lập Già Lam trên vùng đất Hà Tĩnh, bằng chứng là nhiều ngồi chùa, nhiều bảo tháp, nhiều phế tích văn bia câu đối của Phật giáo còn lưu lại trên những địa chỉ tâm linh ở vùng đất này. Điều đó nói lên rằng vùng đất này trước đây có bề dày lịch sử về Phật giáo với sự xả thân hành đạo của Lịch đại chư vị Tổ sư.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com9.jpg

Chiếc Mõ cúng Mông Sơn Thí Thực của HT. Thích Nhật Sách còn lưu lại tại nhà một cư sĩ.

Theo tư liệu cá nhân và nhiều di tích, vật dụng và lời kể của các nhân chứng là hậu thế, đệ tử hoặc các vị cao niên. Phật giáo Hà Tĩnh trong giai đoạn 1930 đến 1955 là thời kỳ vô cùng khó khăn, éo le bởi nhận thức và chủ trương “Chống mê tín” của vùng đất xứ Nghệ lúc bấy giờ.

Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu, trong thời kỳ đó có một nhà sư đạo hiệu thượng Nhật hạ Sách, pháp hiệu Thích Tinh Cần, tục danh Hà Thế Hanh (thường gọi Sư Hanh) – sinh năm 1902. Nguyên quán, xã Vĩnh Ninh – Huyện Quảng Ninh – Tỉnh Quảng Bình.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com3.jpg

Trải qua hàng trăm năm những cuốn kinh này "chứng kiến" bao bi thương của Phật giáo Hà Tĩnh.

Năm 1916, 14 tuổi xuất gia vào Cố đô Huế để tu học, bổn tính thông minh nhanh nhẹn, siêng năng, Ngài được các bậc tôn túc lúc đó yêu quý, đặc biệt là vị thầy bổn sư đã kèm cặp tu hành sớm trở thành một vị Tỳ kheo trẻ, tinh thông giáo lý, có phẩm hạnh.

Năm Ất Hợi 1935, nhà sư Thích Nhật Sách được bổ xứ ra Hà Tĩnh để hoằng truyền giáo pháp vào xây dựng Phật pháp trên đất Hà Tĩnh lúc Ngài mới 33 tuổi.

Tại Hà Tĩnh, Đại đức Thích Nhật Sách hoằng hóa lợi tha cho chúng sinh trên vùng đất này. Ngài xây dựng Đạo tràng, chùa tháp, trụ trì chính là ngôi chùa Cổ Lam (Cạnh nhà văn hóa tỉnh bây giờ, còn sót lại cây Ngô Đồng). Những năm tháng này, Ngài đã thỉnh thầy Thích Mật Thể từ Nghệ An vào phối hợp để mở lớp dạy giáo lý cho các đệ tử tại gia và xuất gia.

Từ đó Ngài đã đến hầu hết các Chùa trên đất Hà Tĩnh hướng dẫn bà con hành đạo, như chùa Yên Lệ (xã Đại Tiết xưa, phường Trần Phú, P.Nguyễn Du, P.Thạch Linh ngày nay), chùa Kẻ Da (xã Thạch Điền do người dân ở đây kể lại), chùa Vĩnh Phúc (Thạch Hương) và nhiều ngôi chùa ở Lộc Hà, Can Lộc, Kỳ Anh ngày nay.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com14.jpg

Giác Ngạn Từ Hàng - bức hoành sót lại do Hội nữ Phật tử tiến cúng cho "Hội Quán Phật Giáo"  - Chùa Phật Học tại trung tâm thị xã Hà Tĩnh xưa

Ngài liên lạc với Phật giáo miền Bắc thỉnh mời các vị tôn túc vào bồi dưỡng, tăng thêm kiến thức Phật Pháp cho Phật tử hiện hữu và nhân dân, theo lời cụ Biện Văn Hiếu, pháp danh Lệ Quảng tự Thanh Bình kể lại vào năm 2016, lúc đó tại chùa Phật Học mỗi tháng học 5 ngày mỗi lớp có trên dưới 30 người tại gia và 10 ngày cho người xuất gia (những người xuất gia này sau đó buộc hoàn tục lấy vợ, lấy chồng..)

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com8.jpg

Ấn triện Tam Bảo của HT Thích Nhật Sách tặng cố Phật tử Lê Văn Lung - Hội trưởng hội Phật tử chùa Yên Lệ, năm 1953.

Hoàn thành tâm nguyện bước đầu, nhưng quê hương đất nước đang trong cảnh thực dân đô hộ, nhân dân Phật tử đói khát lầm than, nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người dân, trong đó có cha mẹ và 2 người anh chị, để lại người cháu đích tôn duy nhất là Hà Thế Nhơn, nên năm 1945 Nhà sư Thích Nhật Sách phải về quê để phần nào đền ơn báo hiếu, Ngài đã đưa cháu ruột là Hà Thế Nhơn (sinh 1930) ra nương nhờ cửa Phật để gìn giữ tiếp nối tổ tiên, hiện cụ Nhơn đã mất, còn 2 người con gọi Nhà sư bằng Chú, nay đã trên 70 tuổi vẫn thường về chùa Vĩnh Phúc dự lễ giỗ hằng năm.

Sau năm 1945, Ngài phụ trách Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh. Cách mạng thành công năm 1954, thực dân Pháp rút quân khỏi Đông Dương, Phật giáo miền Bắc kiện toàn, Ngài phụ trách tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh, trụ trì chùa Cổ Lam (nay là vùng đất cạnh TT Văn Hóa tỉnh Hà Tĩnh) và lấy chùa Phật Học (Bên hông sân bóng đá ngày nay ở đường 26/3 – TP Hà Tĩnh) làm trụ sở của Tỉnh hội.

Được một thời gian do điều kiện lịch sử quê hương lúc bấy giờ “cải cách ruộng đất, chống mê tín”, Chùa, Đình, Đền, Miếu bị tàn phá (gộp tất cả thành một) người xuất gia buộc hoàn tục, một áp lực lớn với Ngài…”

Như trường hợp Phật tử tại gia Lê Văn Lung, sinh 1919 pháp danh Lệ Thủy tự Duyên Sinh (ở xóm Vĩnh Hòa, xã Thạch Linh xưa, đã mất năm 2002, trước đây Hội trưởng hội Phật tử chùa Yên Lệ) hay Phật tử Lê Văn Loát, xóm Tuy Hòa đã mất và nhiều trường hợp khác cũng tình cảnh tương tự.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com4.jpg

Theo lời của ông Lê Văn Lung kể lại cho cháu nội, ngày 03 tháng 7 năm Ất Mùi (tức ngày 20/8/1955), trong biến cố đó, Ngài bị cô lập hoàn toàn với mọi người và tịch diệt tại chùa Cổ Lam, nhục thân đem an táng tại gần Hồ Thành xưa (nay là trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh), cách thời gian đó không lâu, chùa Phật Học cũng bị phá dỡ hoàn toàn, một số tượng Phật, pháp khí…bị ném xuống Sông Cụt, một số như tượng Phật cửu long, lư hương.. vứt bừa bãi được người dân đem về thờ cúng đến nay vẫn còn tại đền Võ Miếu (thuộc phường Tân Giang – TPHT) và nơi thờ Sư Hanh cũng được thiết lập một góc tại ngôi đền này.

Thời gian gần đây Phật tử phát hiện bức hoành bằng gỗ, do Hội Phật tử nữ chùa Phật Học tiến cúng có nội dung “Giác Ngạn Từ Hàng” đang ở trong gia đình con cháu một đệ tử tại gia của Sư Hanh là ông Phạm Sáu, ông mang về khi chùa bị phá dỡ, hiện nay phần mộ của Hòa thượng Thích Nhật Sách tọa lạc tại nghĩa trang xã Thạch Hương (đổi tên thành xã Tân Lâm Hương), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.


kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com12.jpg

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com13.jpg

Suốt 40 năm xả thân cầu đạo, 20 năm cống hiến cho Phật giáo Hà Tĩnh, ngày nay Phật giáo Hà Tĩnh trên đà khởi sắc, khắp nơi trên quê hương Hà Tĩnh các Chùa tháp đã và đang được khôi phục, xây dựng, Chư tăng ni tứ chúng ngày càng đông, đời sống Phật pháp ngày càng lan tỏa và thấm sâu, phát triển trong quần chúng.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com10.jpg

Với tinh thần tri ân, báo ân vị tôn sư khả kính, bậc thầy mô phạm xả thân vì Phật pháp cống hiến đời mình để giữ ngọn cờ Chánh pháp khơi dậy, vun đắp truyền thống tâm linh quý báu, trong lúc đất nước quê hương khó khăn, lúc pháp nạn Phật giáo đau thương nhất.

Tiến tới lần húy kỵ thứ 67 của Ngài, thân nhân và quyến thuộc Bồ đề của Ngài, cùng những người có tâm huyết với Phật giáo Hà Tĩnh chúng con mong muốn được tìm lại những thông tin về Ngài, về Phật giáo Hà Tĩnh trong thời kỳ đầy gian khó này.

Quý Chư tôn đức, Quý Phật tử và Quý chư vị xa gần có thông tin xin hoan hỷ liên hệ giúp chúng con. Điện thoại: 090514 6565 - Cư sĩ Phúc Đạo.

Chúng con xin cảm niệm ân đức Chư tôn đức Tăng ni cùng Quý Chư vị thiện hữu tri thức xa gần.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế, Nguyên Thiều Pháp Phái, Huý thượng Nhật hạ Sách, hiệu Tinh Cần, thế danh Hà Thế Hanh Trưởng lão Hoà thượng Giác linh.

Một số hình ảnh kinh sách còn lưu lại.

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com1.jpg

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com2.jpg

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com5.jpg

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com6.jpg

kinh sach cu phat giao ha tinh_ nguoiphattu.com7.jpg

hòa thượng thích nhật sách thích nhật sách ht thích nhật sách ht thích tinh cần chùa phật học hà tĩnh chùa cổ lam hà tĩnh chùa vĩnh phúc ghpgvn tỉnh hà tĩnh Phật giáo hà tĩnh xưa

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Thông báo khóa tu mùa hè chùa Phước Duyên – TP Huế

Thông báo khóa tu mùa hè chùa Phước Duyên – TP Huế

Thông báo khóa tu mùa hè lần thứ X tại Chùa Bằng – Linh Tiên tự

Thông báo khóa tu mùa hè lần thứ X tại Chùa Bằng – Linh Tiên tự

Thư mời tham dự Đại lễ Phật đản tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh

Thư mời tham dự Đại lễ Phật đản tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Bình Thuận: Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Tánh viên tịch

Bình Thuận: Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Tánh viên tịch

Lời chia buồn về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lời chia buồn về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh theo nghi thức cấp cao của GHPGVN

Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh theo nghi thức cấp cao của GHPGVN

Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa mới viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa mới viên tịch

Cáo phó: Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch

Cáo phó: Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch

Cáo phó Ni trưởng Thích Nữ Như Đức viên tịch

Cáo phó Ni trưởng Thích Nữ Như Đức viên tịch

Thông báo tuyển sinh hệ Trung cấp Phật học, Sơ cấp Phật học & Trung cấp Phật học Cư sĩ niên khóa 2022-2025

Thông báo tuyển sinh hệ Trung cấp Phật học, Sơ cấp Phật học & Trung cấp Phật học Cư sĩ niên khóa 2022-2025

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN