;
Phật giáo sẽ đi về đâu bởi những phát ngôn xuyên tạc của người có trách nhiệm?
Tình cờ nhìn thấy một bài viết trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An: “Tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Trang.
Chỉ mới ngó qua tên tít 4 phần và tên các đề mục nhỏ đã thấy cái sai lầm nghiêm trọng, xuyên tạc và phản động rồi.
Ngay từ những câu đầu tiên của bài viết, nói về cái tên Đạo Phật, tác giả đã nói : “Đạo Phật mang tên người sáng lập…” thì chứng tỏ tác giả đã chẳng hề hiểu một tí tẹo nào về Phật, về Giác ngộ rồi.
Triết lý Phật giáo do ngài Thích Ca Mâu Ni, tức là Hoàng tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn xây dựng và truyền bá (Chứ không phải Trịnh Phạn như tác giả Nguyễn Thị Trang). Triết lý Phật giáo chỉ ra những quy luật tồn tại khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Chứ Triết lý Phật giáo không phải là những “quy định” do ngài Thích Ca tự nghĩ ra như tác giả Nguyễn Thị Trang đã hiểu.
Chữ Phật, hay Phật Đà theo tiếng Hán, phiên âm theo tiếng Phạn là Bụt, Bụt Đà là chỉ Bậc Giác ngộ. Khi đạt đến trí tuệ Giác ngộ viên mãn thì gọi là Phật.
Đạo là Đường. Phật là bậc Giác ngộ. ĐẠO PHẬT TỨC LÀ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ BẰNG TRÍ TUỆ. Vậy nên, triết lý của Đạo Phật là TỪ BI – TRÍ TUỆ.
Chữ Phật, hay Phật Đà theo tiếng Hán, phiên âm theo tiếng Phạn là Bụt, Bụt Đà là chỉ Bậc Giác ngộ. Khi đạt đến Trí tuệ Giác ngộ viên mãn thì gọi là Phật. Đạo Phật là đạo Giác ngộ. Vậy nên, triết lý của Đạo Phật là TỪ BI – TRÍ TUỆ.
Phật tính có ở trong mỗi chúng sinh (Phật tại tâm). Khi xóa bỏ được mê mờ, có Trí tuệ giác ngộ thì Phật tính hiển lộ, đạt đến mức viên mãn thì thành Phật – Bậc Giác ngộ.
Đức Thích Ca nói : “Ta là chúng sinh đã thành Phật, các ngươi là chúng sinh sẽ thành Phật”
Tư tưởng Triết lý của Phật giáo là tư tưởng vô thần. Mọi chúng sinh đều bình đẳng, ai cũng có thể thành bậc Giác ngộ nhờ tu học để có Trí tuệ giải thoát.
Ở phần 2.4, tác giả chứng minh “ Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của luật nhân quả”
Với một người chỉ vừa mới tiếp cận với triết lý Phật giáo của Đức Thích Ca cũng đủ hiểu: Nguyên nhân của khổ đau là do tam độc. Chừng nào vứt bỏ được tam độc thì hết khổ đau. Bởi vậy, triết lý Phật giáo chủ trương tu tập thể vứt bỏ Tham-Sân-Si.
Nhân quả là quy luật khách quan mà hầu như bất cứ tư tưởng Triết học nào, từ cổ chí kim cũng đều đã minh định. Nhân quả tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Trời mưa là do nắng bốc hơi nước, tích tụ thành mây đủ lớn thì sinh mưa. Hạt đậu gieo xuống, gặp đủ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhất định thì nảy mầm thành cây đậu, không thể thành cây tre được. Ta gây thù oán cho người, người thù hận thì trả thù ta… Thử hỏi, trong thế giới vật chất và tinh thần này, có cái gì không tuân thủ luật nhân quả ?
Thế giới là vô thường, vật chất và tinh thần biến đổi không ngừng theo quy luật nhân quả. Không có cái gì tự nhiên sinh ra, tự nhiên mất đi. Không có cái gì tự dưng mà có. Cũng không có cái nào đứng yên tuyệt đối một chỗ mà không vận động.
Quy luật nhân quả điều tiết các vận động của thế giới vô thường.
Đã là quy luật khách quan tức là con người không thể thay đổi nó.
Mà không thể thay đổi được quy luật nhân quả thì theo như nhận thức của tác giả Nguyễn Thị Trang, chẳng phải là con người không thể buông bỏ khổ đau? Vì tác giả cho rằng nguyên nhân của khổ đau là do nhân quả.
Một nhận thức đi ngược lại quy luật khách quan thì hết sức phản động – Phản lại quy luật vận động của Tự nhiên - Xã hội và Tư duy. Đức Thích Ca không nói thế, và chưa hề có một học thuyết nào trong lịch sử loài người nói thế. Đó chẳng phải là một sự xuyên tạc sao ? Hay là một “học thuyết” mới toanh ?
*Xem đường lick bài viết phản động của tác giả Nguyễn Thị Trang
https://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tu-tuong-
phat-giao-va-anh-huong-cua-no-doi-voi-xa-hoi-viet-nam
Chu Hồng Quý - Pháp danh Tâm Minh