;
>Lễ tưởng niệm Hòa thượng Ân sư tại chùa Long SơnCuộc sinh tồn đẫm nước mắt của bé gái mồ côi suốt 7 năm chưa một ngày được mặc áo quần.Cô bé gầy trơ xương và trở thành “người rừng” ngay chính ngôi nhà của mình. Ảnh T.G |
Giúp đỡ được một người là tích thêm phúc đức Ngày 10/11/2013, Trụ trì chùa Phú Quang là ni sư Thích Nữ Diệu An đã nộp giấy xin nhận nuôi bé Ny lên chính quyền địa phương. Trao đổi với chúng tôi, ni sư Thích Nữ Diệu An cho biết: “Giúp được một người là phúc nên chúng tôi cũng chẳng ngại ngần gì. Có thể cô bé có hoàn cảnh đặc biệt này cần rất nhiều thời gian để hòa nhập, cũng như để chữa trị bệnh tật. Nhưng tôi tin rằng cô bé sẽ có được một cuộc sống bằng an. Nhiều Phật tử cũng quan tâm và đều cố gắng góp chút công sức cũng như thời gian để chăm sóc cho cô bé, cho cô bé một cuộc sống tốt hơn!”. |
Gian nan hành trình thoát kiếp “người rừng” Đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của bé Mấu Thị Ny đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, theo tâm sự của các ni sư chùa Phú Quang đang chăm sóc bé thì cuộc sống của Ny vẫn cần phải thay đổi nhiều. Lúc này, điều cô bé đang cố gắng nhất là hòa nhập với cộng đồng, tập quen với cuộc sống của người bình thường. Từ khi được đến với mái ấm Phú Quang này, Mấu Thị Ny đã có cơ hội tìm thêm bạn bè dưới đồng bằng cùng lứa tuổi. Bé Ny dẫu kỹ năng “tạo mối quan hệ” có phần chậm hơn những đứa trẻ khác nơi đây nhưng cũng không kém phần vui vẻ. “Hồi mới về đây có hôm em ngủ đến tận 11h trưa mới dậy, nhưng giờ thì khác rồi bé đã dậy vào khoảng 7h sáng mỗi ngày. Dậy rồi là cười và kêu lên nho nhỏ để mọi người chú ý. Một điều đáng mừng là hiện giờ, bé Ny không còn sợ người lạ nữa. Những đứa trẻ cùng trang lứa thấy cô bé như thế cũng đến chơi chung và giúp đỡ bé Ny rất nhiều. Đó cũng có thể là một động lực lớn để cô bé nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng!”, ni cô Diệu Như nói về sự thay đổi nhịp sinh học và thói quen của Ny. Thế nhưng, chính vì khả năng quan sát của đôi mắt bị hạn chế, bé Ny cũng không thể chơi với những đứa trẻ bình thường được. Bé ít tiếp xúc với nhiều đứa trẻ khác, mắt bé bị ảnh hưởng do nằm trong bóng tối quá lâu nên chỉ quanh quẩn trong nhà chứ không dám ra ngoài ánh sáng như các bạn. Vì vậy, các ni sư cứ lau nhà sạch, ngoài giờ tập đi thì thả cho bé tự lăn lộn, hoặc đưa bé lên giường để bé nằm, các bạn nhỏ khác lại đến bên để cùng chơi. Mặc dù những đứa trẻ khác có phần rất hiếu động nhưng luôn tỏ ra tôn trọng người bạn ít nói của mình. Sau thời gian được nhiều người tập đi, bé Ny đã tự mình dựa vào vật cản để tập tễnh đi lại, nhưng vẫn chưa thể tự đi do đôi chân vẫn còn quá yếu và vì đôi mắt chưa nhìn được gì. Ngày ngày, công việc của những ni cô trong chùa đều đặn thay phiên nhau chăm sóc sức khỏe cho bé, trong đó có cả việc tiểu tiện. Do khả năng phát âm hạn chế nên bé hoàn toàn không làm chủ được việc tiểu tiện, ban ngày những ni cô phải canh giờ cho bé ngồi bô, ban đêm đeo tã. Điều này là thói quen quá lạ lẫm trước đây của bé, bởi từ nhỏ không kêu ai được và cũng chẳng có ai để kêu những lúc bí bách trong người. Cách đây 3 tháng, Ny vẫn không có khả năng cầm nắm được bất cứ vật gì vì từ nhỏ không được dạy dỗ nên lực bàn tay rất yếu. Sau thời gian ở tại chùa Phú Quang, nhờ sự luyện tập của ni cô trong chùa, Ny giờ đã cầm nắm được mọi vật, với bàn tay cứng cáp. “Chúng tôi cũng mừng vì em đã thay đổi nhiều từ khi về chùa, mong là em sẽ tiến bộ hơn nữa. Sau này khỏe lại, nếu cháu muốn về lại nhà chúng tôi luôn sẵn sàng hoan nghênh. Còn nếu cháu ở lại chùa, chúng tôi cũng bảo bọc nuôi dưỡng không vấn đề gì”, đây là tâm sự của mọi người trong chùa trước sự tiến bộ và tương lai của em. Đây là những tháng ngày đầu tiên Mấu Thị Ny tiếp xúc nhiều với người ngoài, bắt đầu học cách sống cùng bạn bè trong môi trường tu thiền. Cầu mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô bé có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt này. |
Mọi giúp đỡ xin liên hệ:
Sư cô Diệu An (trụ trì chùa Phú Quang)
Chùa Phú Quang
Thôn Phú Hữu – Xã Ninh Ích – Huyện Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0905 823 807.