Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Năm nghề buôn bán người cư sĩ không nên làm

Tác giả Quảng Tánh
05:35 | 29/05/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Người Phật tử khi chọn nghề mưu sinh cần tránh xa những nghề tà mạng, vì không mang đến lợi ích lâu dài.

nam nghe buon ban cu si khong nen lam.jpg

Người Phật tử tại gia và tám điều cần biết
Bảy bước đi an lạc cho người Phật tử tại gia
Con đường tu tập của người Phật tử tại gia rút ra từ Kinh Trung Bộ

“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

-Này các Tỷ kheo.

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-Này các Tỷ kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?

-Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc.

Năm nghề buôn bán này, này các Tỷ kheo, người cư sĩ không nên làm”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.646)

bay loai vo.jpg


LỜI BÀN:

Thời đại của Thế Tôn (cách nay 26 thế kỷ), Ngài đã chế định cho hàng Phật tử có năm nghề tà mạng: “Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc” là những nghề mưu sinh bất chính, không nên làm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị, lợi ích lâu dài cho những ai tin phục, vâng làm.

Tuy nhiên, 26 thế kỷ đã trôi qua, xã hội loài người có nhiều phát triển và tiến bộ không ngừng. Những nghề tà mạng mà Đức Phật đã quy định cần được hiểu rộng hơn, đa dạng hơn, nhằm giúp cho người Phật tử hiểu chính xác lời Phật dạy hơn để tránh không mưu sinh bằng nghề tà mạng.

1- Không buôn bán đao kiếm: Đao kiếm không chỉ là cây đao và cây kiếm mà bao gồm những khí cụ có thể làm tổn hại đến sinh mạng con người. Cụm từ đao kiếm ngày nay tương ứng với các loại vũ khí sát thương: súng ống, bom đạn, cung tên, giáo mác, đao kiếm v.v…

2- Không buôn bán người: Ngày xưa, buôn bán người chỉ giới hạn trong hai thị trường mại dâm và nô lệ. Trong xã hội hiện đại, ý nghĩa này vẫn không thay đổi nhiều. Tuy vậy, những thị trường cung ứng lao động, cung cấp mô người để cấy ghép vẫn có những góc khuất của hoạt động buôn người.

3- Không buôn bán thịt: Hiện nay, có rất nhiều Phật tử không hiểu chính xác lời dạy này nên khi họ bán bánh mì, quán ăn, nhà hàng, bán trong siêu thị v.v… khá hoang mang vì có liên quan đến bán thịt.

Ngày xưa, người hàng thịt (chủ sạp hàng thịt) muốn có thịt bán thì phải kiêm luôn thu gom gia súc và giết mổ. Không hề có thịt thành phẩm để bán như chúng ta hiện nay. Cần xác định rằng, buôn bán thịt thành phẩm vốn không phạm tội sát sinh. Do đó, không buôn bán thịt có nghĩa sâu xa là không làm đồ tể, không được giết mổ, lấy thịt buôn bán.

4- Không buôn bán rượu: Ngày nay, “rượu” được hiểu là những cất gây say-nghiện. Bao gồm: Rượu, bia, các loại thức uống có cồn, các chất ma túy, các loại thuốc kích thích khiến mất tự chủ, gây say nghiện.

5- Không buôn bán thuốc độc: Cụm từ này, ngày xưa là các loại độc dùng để hạ độc con người. Ngày nay, thuốc độc còn bao gồm các hóa chất diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật.

Người Phật tử khi chọn nghề mưu sinh cần tránh xa những nghề tà mạng này, vì không mang đến lợi ích lâu dài.

*Tựa đề do Người Phật tử đặt lại

nghề buôn bán người cư sĩ không nên làm người cư sĩ Người Phật tử người phật tử tại gia Cư sĩ Phật giáo nghề tà mạng buôn bán tà mạng

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa lễ tự tứ

Ý nghĩa lễ tự tứ

Làm thế nào để việc đạo và đời được trọn vẹn

Làm thế nào để việc đạo và đời được trọn vẹn

Những gia đình chư tăng không nên đến

Những gia đình chư tăng không nên đến

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Hộ trì sáu căn phước đức vô lượng

Hộ trì sáu căn phước đức vô lượng

Nhân duyên nào Phật chế định pháp An cư kiết hạ

Nhân duyên nào Phật chế định pháp An cư kiết hạ

Tu pháp bố thí như thế nào cho đúng

Tu pháp bố thí như thế nào cho đúng

Sanh con trai hạng nào nào thì có phước đức

Sanh con trai hạng nào nào thì có phước đức

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Người Phật tử lý tưởng: đầy đủ tín, giới, thí, tuệ

Người Phật tử lý tưởng: đầy đủ tín, giới, thí, tuệ

Hãy tin vào sức trẻ

Hãy tin vào sức trẻ

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Bài viết xem nhiều

Cúng dường thế nào để có công đức lớn nhất?

Cúng dường thế nào để có công đức lớn nhất?

Ba dấu ấn của chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Tháng Bảy vu lan về…

Tháng Bảy vu lan về…

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN