;
Thời còn tại thế, đức Phật thường dùng Già đà (Giàthà: kệ tụng) để trình bày giáo pháp. Già đà cũng là một trong những thể loại ban đầu của nền âm nhạc Ấn Độ. Nhờ vào tính chất du dương, giàu giai điệu của ngôn ngữ Phạn và thể loại kệ tụng này, mà từ đó giáo pháp được dễ dàng tiếp nhận, dễ nhớ và dần dần thấm sâu vào lòng người, có khả năng chuyển hóa vi diệu. Cũng sau những buổi thuyết pháp của Đức Phật, các kinh điển thường ghi lại những cảnh tượng diễm lệ, huy hoàng, thiêng liêng khi chư Thiên khắp trời giăng lưới châu, rải tràng hoa, trổi kỹ nhạc để xưng tán, ca ngợi Đức Phật, giáo pháp và thánh chúng. Trong quá trình hoằng pháp lợi sanh, lịch đại chư Tổ đều kế thừa, phát huy nguồn âm nhạc thiền vị ấy để tự thăng hoa đời sống tâm linh và lấy đó làm phương tiện quyền xảo để đưa mọi người trở về với kho tàng chánh pháp. Có thể nói, âm nhạc luôn là một tố chất không thể thiếu trong suốt lịch sử 2548 năm tồn tại và phát triển của Phật giáo. Lục Cúng là một thể loại của âm nhạc Phật giáo. Khi đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, vũ khúc Lục Cúng là một loại hình âm nhạc đặc thù của Phật giáo xứ Huế. Được UNESCO công bố là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần Lễ văn hóa Phật giáo Việt Nam, được tổ chức tại Nghệ An với chủ đề “Phật giáo Nghệ An đồng hành cùng dân tộc”. Lễ thả đèn hoa đăng, thiền hành được tổ chức trọng thể trang nghiêm, thành kính và để lại nhiều ấn tượng cho các Tăng ni, Phật tử cũng như đông đảo ngư người dân tham dự..
Một số hình ảnh đêm hoa đăng