;
Theo Kinh Nhân quả thì người mang nhiều bệnh hay bị chết yểu đều do từ nguyên nhân sát sanh mà chịu quả. Bệnh ung thư là một trong những trọng bệnh cướp đi mạng sống con người thể hiện rất rõ tính sát sanh của nghiệp.
Phần 1 - Nghiệp sát tạo ra chết yểu và mang nhiều chứng bệnh
Kinh Địa tạng Bồ Tát Bản nguyện nêu rõ: Này Bốn ông Thiên vương Ngài Địa Tạng Bồ Tát nếu gặp kẻ sát hại loài sanh vật, thời ngày dạy rõ quả báo vì ương luỵ đời trước mà phải chết yểu ….Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa chém. Chặt giết hại sinh vật thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau….Những chúng sanh trong cõi Diêm phù đề từ nơi thân khẩu ý tạo ác kết quả trăm nghìn muôn sự báo ứng như thế.
Mỗi một loại bệnh đều có những dấu hiệu và tiến trình của căn bệnh khác nhau. Nhưng có lẽ căn bệnh ung thư là một trong những trọng bệnh có diễn tiến gần nhất trong việc trả nghiệp sát của chúng sinh.
Quan sát những dấu hiệu từ lúc bắt đầu cho đến lúc người bệnh mất ta thấy, Đầu tiên là sắc mặt thâm đen, nếu nhìn được từ trường xung quanh cơ thể sẽ thấy chuyến sang mầu xám khói. Hào quang bị rút lại. Lòng mắt trắng lộ ra. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi không muốn làm gì. Tính tính trở nên khó chịu và thể trọng người tự nhiên sút ký không rõ nguyên nhân.
Khi căn bệnh xẩy đến, người bệnh sụt ký từng ngày, mất máu liên tục và người ngày một gầy yếu đi cứ như một sức mạnh vô hình nào đó đang ăn thịt, ăn máu của người bệnh. Sức mạnh vô hình đó chính là khối u ác tính ngày một lớn lên do hút máu, ăn thịt người bệnh.
Khi người bệnh sắp ra đi thì bắt đầu cảm thấy đau đớn vô cùng, như có ai đang xẻ thịt lột da mình và cuối cùng người bệnh gần như chỉ còn da bọc xương. Thật là đau xót. Bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể con người đều có thể bị ung thư. Các dấu hiệu và tiến trình xẩy ra không có sự khác biệt nhiều.
Theo y học hiện đại thì nguyên nhân của bệnh ung thư chính là sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể của gien với các tác nhân bên ngoài như điều kiện môi trường, chế độ sinh hoạt ăn uống….
Thành công nhất đối với y học hiện nay không phải là tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư mà họ đã tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đó chính là sự sắp xếp sai lệch của chuỗi AND trong cơ thể con người. Sự sắp xếp sai lệch đó khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành gien đột biến, sản sinh ra các tế bào lạ nhiễu loạn, phá hoại các tế bào lành và hình thành những khối u còn gọi là u ác tính.
Như vậy, sự biến di của các gien là nguyên nhân cơ bản hình thành các khối u ác tính, môi trường và chế độ ăn uống chỉ là những điều kiện thích hợp cho sự phát triển của những tế bào lạ. Để dễ hiểu hơn ta có thể đưa ví dụ : Không phải 100% người hút thuốc lá đều bị ung thư phổi. Chỉ có những người mang gien biến dị này thì mới mắc bệnh ung thư phổi. Như vậy , hút thuốc lá chỉ là điều kiện, hay duyên để cho ung thư bộc phát.
Một con người sinh ra, nếu mang gien đột biến này thì khó có thể tránh khỏi mắc phải căn bệnh nan y này. Nếu người đó giữa gìn cẩn thận, ăn uống điều độ có cuộc sống lành mạnh thì chỉ khi nào cơ thể suy yếu hoặc khi về già căn bệnh mới bộc phát. Còn với những người có cuộc sống bừa bãi thì ngay từ trẻ đã mắc bệnh ung thư do tạo điều kiện cho u ác tính bộc phát sớm.
Cơ sở khoa học này là một minh chứng khá thuyết phục cho quan điểm của Phật giáo khi nói về nghiệp sát là nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh nan y tạo nên sự chết yểu của con người.
Theo quan điểm Phật giáo, chúng sinh sinh ra trong thân người là do nghiệp dẫn dắt. Nghĩa là sinh ra để thọ quả báo, trả nợ những gì mà họ đã gieo nhân trong kiếp trước. Ngay sau khi nhập thai, đứa trẻ sẽ chọn lấy những gien của bố, của mẹ phù hợp với nghiệp của mình. Những gien đó được sắp xếp theo một trình tự nhất định (sắp xếp của chuỗi AND) để hình thành nên thân tướng, cơ thế vật chất con người.
Cơ thể Béo, gầy, cao thấp…gần như đã được quy định ngay trong sự sắp xếp của chuỗi gien AND khi đứa trẻ mới sinh ra. Ở Tây Tạng người ta con nhìn được thể vía của một đứa trẻ mới sinh ra. Nghĩa là nhìn được hình dạng khi đứa trẻ đã là người trưởng thành.
Trong lời thuyết giảng của Pháp Sư Tịnh Không có đoạn: Thân tướng con người từ khi sinh ra cho đến lúc 40 tuổi chịu sự chi phối của nghiệp kiếp trước. Sau 40 tuổi cho đến lúc chết thì chịu sự chi phối của kiếp hiện tại.
Sức khoẻ và bệnh tật của con người cũng vậy. Chuỗi gien AND cũng quy định sức khoẻ và một số loại bệnh mà con người dễ và sẽ mắc phải trong cuộc sống sau này. Vì nhân gieo khác nhau nên nên kết qủa cũng muôn nghìn trùng sự báo ứng.
Trong Kinh nhân quả - Phật nói Kinh Nghiệp báo sai biệt cho Trưởng Gia Thủ Ca những người chết yểu, hay mang nhiều bệnh là do những nhân như sau: Mười nghiệp bị quả báo chết yểu.
1. Tự mình sát sanh.
2. Bảo người sát sanh.
3. Khen ngợi sự giết.
4. Thấy giết vui sướng.
5. Đối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.
6. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.
7. Làm hư thai tạng của người khác.
8. Dạy người hủy hoại (thai tạng).
9. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.
10. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại.
Mười nghiệp bị quả báo nhiều bệnh.
1. Thích đánh đập tất cả chúng sanh.
2. Khuyên người đánh đập
3. Khen ngợi sự đánh đập.
4. Thấy đánh đập thì hoan hỷ.
5. Làm não loạn cha mẹ khiến cha mẹ buồn rầu.
6. Não loạn Thánh Hiền.
7. Thấy người oán của mình bị bệnh khổ, trong lòng vô cùng vui sướng.
8. Thấy người oán của mình lành bệnh, trong lòng không vui.
9. Đối với bệnh của kẻ oán thù, cho không đúng thuốc trị bệnh.
10. Đồ ăn cách đêm khó tiêu lại ăn vào.
Từ những nhân trên ta có thể suy luận một chút, do tự tay sát sanh hoặc ủng hộ người sát sanh… mà những oan gia trái chủ đã đòi mạng bằng cách tác động vào chuỗi AND của con người khi nhập thai tái sinh. Sự tác động này đã tạo sự sắp xếp sai lệch chuỗi AND và chính điều đó khi gặp điều kiện thích hợp những tế bào ung thư sẽ phát triển.
Nợ máu phải trả bằng máu, nợ thịt phải trả bằng thịt. Khi con người mắc chứng bệnh này chẳng ai lấy máu lấy thịt của mình cả. Chính khối u trong cơ thể mình tự ăn mình. Có lẽ đó chính là các oan gia trái chủ đã đến đòi nợ.
Nhìn cảnh giết chóc sinh vật dã man, người ta liên tưởng đến những bệnh nhân bị hành hạ đau đớn mất máu,thịt trong tương lai. Đó là chưa kể đến những con vật sau khi lên được thân người sẽ tiến hành những cuộc thảm sát ghê gớm đến mức nào. Lịch sử loài người đã chứng kiến không biến bao nhiêu cuộc thảm sát. Theo Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thì nghiệp sát chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh hiện nay.
Kinh Ðại Niết Bàn có đoạn: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng bị vô lượng phiền nảo che phủ nên chúng sinh chẳng nhậnthấy được. Ðối tượng chúng sinh trong giới cấm sát sinh của đạo Phật đó là loại hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác (đua đớn và vui sướng) như người và các loài động vật trên bộ, dưới nước và trên không…Từ những thú vật lớn như voi, hổ cho đến những con và nhỏ bé như kiến, sâu trùng…
Ðức Phật nó, Phật tánh của chúng sinh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm gọi là sát sanh. Chúng ta cũng nên biết rằng nếu một ai đó làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng ta thì chúng ta cũng oán hận, cũng đau đớn như vậy.
Hồng Vân - Theo PTVN