Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Cách niệm và quán tưởng Đức Phật Dược Sư để trị bệnh

Tác giả Hồng Lam
06:22 | 10/09/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài là hiện thân của mười phương ba đời chư Phật với nguyện lực cứu chữa bệnh tật cho tất cả chúng sinh. Trì niệm danh hiệu và thực hành các nghi thức về Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ được nguyên nhân của cácbất thiện nghiệp và phiền não.

cach quan tuong niem phat duoc su_niem phat tri benh_quán tương phật duoc su.jpg

MẬT PHÁP QUÁN TƯỞNG ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Pháp môn Tịnh độ và 48 cách niệm Phật
Cách tụng kinh, trì chú, niệm Phật trong nghi lễ Phật giáo
Niệm Phật đúng pháp
Kim chỉ nam của pháp môn Niệm Phật


1.Chuẩn bị:

a) Thân tâm thanh tịnh (tắm rửa sạch sẽ, không suy nghĩ lung tung)

b) Đặt một ly nước sạch trước bàn thờ Phật. Nếu mục đích là trị bệnh thì để các thứ thuốc thường dùng cạnh ly nước.

2. Toạ thiền - quán tưởng

a) Ngồi kiết già trước bàn Phật (hay một nơi nào thanh tịnh).

b) Thả lỏng cơ thể, thông thả hít vào thở ra thật sâu và dài 3 lần, thanh thản theo dõi sự di chuyển của từng làn hơi thở.

c) Quán tưởng nơi giữa trái tim mình, nơi đó có một đài sen trắng 8 cánh. Trên đài sen có một nữa vầng trăng sáng. Trong vầng trăng nầy, có Phật Dược Sư từ từ thị hiện ra sáng dần lên. Trước Đức Phật Dược Sư (cũng là trước mặt hành giả), xuất hiện một vị thiên nữ màu trắng - biểu tượng cho trí tuệ. Bên phải Đức Phật Dược Sư, lại xuất hiện một vị thiên nữ khác, màu vàng - biểu tượng cho sự giàu sang, phú quí, cho một sự cao tột bực. Đằng sau Đức Phật Dược Sư, có thêm một vị thiên nữ màu đỏ - biểu tượng cho sức mạnh tiêu trừ tai chướng, bệnh tật. Sau cùng là phía bên trái Đức Phật Dược Sư có một vị thiên nữ màu xanh lục (xanh lá cây) - biểu tượng cho sự mạnh khoẻ, trường thọ. Bốn vị thiên nữ cũng như Đức Phật Dược Sư dần dần hiện rõ lên.nguoiphattu.com

d) Quán tưởng có những luồng hào quang đủ màu phóng ra từ các vị thiên nữ và từ Đức Phật Dược Sư chiếu thẳng vào thân hành giả, lúc đó hành giả cảm thấy thân tâm mình an lạc và bắt đầu niệm "Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Vương Quang Phật", niệm liên tục nhiều lần (có thể trăm vài trăm).

3. Phục nguyện:

Con xin nguyện trọn đời quy y Tam bảo - Phật Pháp Tăng và bồ đề tâm kiên cố. - Cầu xin chư Phật mười phương gia trì cho con (hay cho người thân) được dứt sạch chứng bệnh……được đầy đủ thiện duyên và năng lực để tự độ mình và độ người khác xa lìa bệnh khổ, thân tâm an lạc…..(phần nầy tuỳ tâm hành giả muốn nguyện gì thì nguyện).

cach quan tuong niem phat duoc su_niem phat tri benh_quán tương phật duoc su2.jpg

4. Trì chú Dược sư Quán Đảnh Chơn Ngôn (ít nhất 7 lần hay 21 lần hoặc 49 lần, nhiều nhất là 108 lần):

Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bát lặc bà, hắc ra xà dã. Đát tha yết đa tha, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toá ha.

5.  Hồi hướng công đức:

Xin hồi hướng công đức này cho con được thành tựu như ý nguyện và xin chư Phật gia hộ cho việc làm của con trở thành hiện thực. (Kết thúc: Lạy Phật 3 lạy rồi uống nước hay thuốc, hoặc cho người bệnh uống). nguoiphattu.com

6. Lợi ích Pháp tu trì danh, trì chú và quán tưởng Đức Phật Dược Sư 

Tăng ni phá phạm-thi-la (giới luật) thì thọ sanh ác đạo, nhưng nếu được nghe danh hiệu của Đức Phật Dược Sư, mọi thói quen sai quấy đều tan biến cả, lại siêng năng tu tập chánh pháp, không bao giờ còn phá phạm giới hạnh.

Phàm tăng hay phàm ni nào hàng ngày tu theo pháp tu quán tưởng đức Phật Dược Sư sẽ luôn giữ được giới luật, từ từ bước vào Bồ tát đạo, thành tựu đạo quả viên mãn.

Phật tử tại gia chưa biết phân biệt đúng sai, nhiều tánh tham lam keo bẩn, đến khi chết phải thọ sinh cõi ngạ quỷ. Nhưng nếu trong quá khứ đã từng nghe qua danh hiệu của đức Phật Dược Sư, tâm còn ghi nhớ, được như vậy sẽ không phải ở lâu trong cõi ngạ quĩ.nguoiphattu.com

Thọ mạng cõi dữ dứt rồi sinh trở lại làm người, thay đổi thói hư tật xấu, tu hạnh bố thí rộng rãi. Người điếc chân thành tu theo nghi thức quán tưởng đức Phật Dược Sư, dần dần tai nghe rõ hơn. Người mù, hay người thông manh, chân thành tu theo nghi thức quán tưởng đức Phật Dược Sư, dần dần mắt thấy rõ hơn.

Người khổ vì tật bệnh phiền não, chân thành kiên trì tu theo nghi thức quán tưởng đức Phật Dược Sư, tật bệnh phiền não sẽ  tan biến cả. Ví dụ: Có người cúng dường rồi hối hận, tham lam tiếc của đã cúng dường. Việc bất thiện này có thể thành nhân tạo quả báo thọ sinh ngạ quỷ.

Hay như người phá bỏ một trong mười thiện nghiệp, phạm thân nghiệp: giết người, trộm cắp, tà dâm; phạm khẩu nghiệp: nói dối, nói lời gây chia rẽ, nói lời thô ác, nói chuyện nhảm; phạm ý nghiệp: ganh ghen, ác ý, tà kiến.

Người nào liên tục hành trì nghi thức quán tưởng đức Phật Dược Sư, sẽ không bị bùa chú tà thuật ám hại, luôn được chư Bồ tát, A La Hán và chư hộ pháp gìn giữ, vượt thoát mọi ác chướng.nguoiphattu.com

Danh hiệu của đức Phật Dược Sư dù chỉ một lần thoáng qua tai cũng được lợi ích vô lượng. Hàng ngày tu theo nghi thức quán tưởng Đức Phật Dược Sư, khôn những bản thân được lợi ích mà còn được vô vàn lợi ích đến cho mọi người mọi loài, cùng toàn bộ môi trường sống xung quanh.

(Thích Minh Từ, chùa Quang Minh, Australia).

Khi còn tu hạnh Bồ tát, Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới của Ngài bằng 12 lời  nguyện, nếu nguyện này thành tựu thì thế giới của Ngài thành hình. Như vậy, Ngài hành Bồ tát đạo có mục tiêu và theo đó phấn đấu cho đạt được cứu cánh.

Nguyện lớn thứ nhất: Nguyện khi được chính giác thì thân ta quang minh rực rỡ, chiếu khắp vào lượng vô số thế giới và có đủ 32 tướng lạ, 80 thứ vẻ đẹp; thân ta đã vậy lại làm cho hết thảy chúng sinh cùng giống như ta.

Nguyện lớn thứ hai: Nguyện khi ta được chính quả đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu li , trong sạch, sáng tỏ hơn mặt trời, mặt trăng, nếu chúng sinh, có ai hôn ám, thì nhờ cái ánh sáng của ta mà tùy ý làm mọi sự nghiệp.

Nguyện lớn thứ ba: Nguyện khi ta được chứng quả Bồ đề, thì đem cái trí tuệ, phương tiện vô biên, vô hạn mà giúp cho chúng sinh được thu dụng không bao giờ hết.

Nguyện lớn thứ tư: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai theo đạo khác, đều hết thảy an lập trong đạo Bồ đề.

Nguyện lớn thứ năm: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh đều tu đạo trong sạch, không ai phá giới mà làm điều ác.

Nguyện lớn thứ sáu: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai thân hình tàn tật hoặc bị các bệnh tật xấu xí khổ sở, thì đều được đầy đủ ngay lành tốt đẹp.

Nguyện lớn thứ bảy: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai lo sợ, nghèo đói, đau yếu, cô đơn hễ nghe danh hiệu ta thì được no đủ yên lành.

Nguyện lớn thứ tám: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, những người có nữ thân đều được chính pháp.

Nguyện lớn thứ chín: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh giải thoát ra ngoài lưới mà tu Bồ Tát hạnh.

Nguyện lớn thứ mười: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai bị hình phạt, phải tù tội, hoặc bị tàn hại gì thì được phức lợi của ta mà được giải thoát hết cả.

Nguyện lớn thứ mười một: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai đói khát mà làm những điều ác nghiệp thì ta làm cho được no ấm và biết mùi đạo vị.

Nguyện lớn thứ mười hai: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai rét mướt thì ta làm cho ấm áp, có đủ quần áo như ý muốn.

Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai

Phật Dược Sư là bậc giác ngộ có lòng từ bi vô lượng vô biên đối với các thảy chúng sinh, thường được họa là tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện.nguoiphattu.com

Ngoài ra, theo các Kinh điển Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tướng:

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai;

Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai;

Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai;

Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;

Pháp Hải Lôi Âm Như Lai;

Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai;

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Hồng Lam ghi lại và tổng hợp

đức phật dược sư hạnh nguyện đức phật dược sư cách niệm phật trị bệnh đức phật dược sư là niệm phật trị bệnh ung thư cách quán tưởng niệm phật bệnh ung thư niệm phật trị bệnh

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề

Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề

Tuyển tập các bài phục nguyện hay

Tuyển tập các bài phục nguyện hay

Hướng dẫn và bài cúng rằm tháng 7 tại nhà

Hướng dẫn và bài cúng rằm tháng 7 tại nhà

 Bài cúng sám tạ từ đường tổ tiên

Bài cúng sám tạ từ đường tổ tiên

Nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức 'Cúng Quá Đường'

Nguồn gốc và ý nghĩa nghi thức 'Cúng Quá Đường'

Sơ đồ thiết trí - Nghi thức Chẩn tế và Bạt độ

Sơ đồ thiết trí - Nghi thức Chẩn tế và Bạt độ

Văn tế thập loại chúng sinh là tác phẩm của ai, được viết ở đâu ?

Văn tế thập loại chúng sinh là tác phẩm của ai, được viết ở đâu ?

Vào chùa chắp tay, ngồi, quỳ,lễ Phật như thế nào cho đúng

Vào chùa chắp tay, ngồi, quỳ,lễ Phật như thế nào cho đúng

Nghi thức cúng vong linh

Nghi thức cúng vong linh

Danh sách các Ban Hộ niệm trong và ngoài nước

Danh sách các Ban Hộ niệm trong và ngoài nước

Mông sơn thí thực yếu giải

Mông sơn thí thực yếu giải

Sự tích và cách cúng ông Công ông Táo về trời

Sự tích và cách cúng ông Công ông Táo về trời

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN