nguoiphattu.com Sợ chết vốn là bản năng chấp ngã của con người. Dù lúc bình thời mình có hiểu vô thường và nói cứng bao nhiêu, nhưng khi đối diện cái chết, trước nỗi đau đớn dày vò, cũng như nghiệp lực quá khứ quấy nhiễu, nếu bình thời không có công phu đắc lực, thử hỏi mấy ai là không có thể hốt hoảng sợ hãi, trước vọng tưởng "cái ta" sắp mất của mình.
Một
nhà thơ nào đó đã đặc tả bệnh khổ, một trong ba nỗi khổ lớn của nhân
sinh, đầy hình tượng mà cũng vô cùng chân thực. Thực vậy, già, bệnh,
chết là ba cửa ải phải qua của đời người, mà trong đó bệnh khổ mang tính
quyết định. Nếu già mà tỉnh táo, khỏe mạnh; chết mà nhẹ nhàng, thanh
thản thì cũng không phải là điều đáng sợ; chỉ có bệnh khổ dày vò thân
tâm, khiến chúng ta cầu sống không được, muốn chết không xong mới là
điều đáng sợ nhất. Thế nên, có người bảo: "Tôi không sợ chết, chỉ cần khi chết ra đi nhẹ nhàng, không bị bệnh tật hành hạ đau đớn."
Nhưng
thực ra, sợ chết vốn là bản năng chấp ngã của con người. Dù lúc bình
thời mình có hiểu vô thường và nói cứng bao nhiêu, nhưng khi đối diện
cái chết, trước nỗi đau đớn dày vò, cũng như nghiệp lực quá khứ quấy
nhiễu, nếu bình thời không có công phu đắc lực, thử hỏi mấy ai là không
có thể hốt hoảng sợ hãi, trước vọng tưởng "cái ta" sắp mất của mình.
Thực đúng như những gì mà Thiền sư Quy Sơn đã nói: "Một
mai nằm bệnh ở giường, các khổ trói trăn bức bách, sớ, chiều lo nghĩ,
tâm ý bàng hoàng, đường trước mịt mờ, không biết về đâu? Lúc đó mới biết
ăn năn, như khát mới mong đào giếng, chỉnh hận sớm chẳng lo tu, đến già
nhiều điều lầm lỗi. Lâm chung rối loạn, lưu luyến bàng hoàng."