Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không?

Tác giả TK. Thích Phước Thái
10:00 | 31/12/1999 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Sau 49 ngày, phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc

Hỏi: Trong gia đình, nếu có người thân qua đời, con cháu cúng cầu siêu trong 49 ngày, niệm Phật mỗi đêm trước bàn Phật. Nhưng sau 49 ngày, thì còn cầu siêu bằng cách niệm Phật tiếp tục nữa không?

Đáp: Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.

Theo kinh Địa Tạng nói: người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất. 

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành. Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành. 

Theo ý nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu cho ta và cho người mãi mãi thoát khỏi khổ đau để được an vui giải thoát, chớ không phải chỉ trong phạm vi 49 ngày thôi. 
Vì thế, sau 49 ngày, phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc. Và sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật như thế, thì Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sanh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện tấm lòng từ bi vị tha của người Phật tử, như thế, cũng rất là tốt đẹp vậy.


Từ khoá : cầu siêu người chết 49 ngày siêu thoát niệm phật Tụng kinh giải thoát

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Khi mang thai nên tụng kinh cầu nguyện như thế nào để có hiệu quả ?

Khi mang thai nên tụng kinh cầu nguyện như thế nào để có hiệu quả ?

Tinh tấn quá mức cũng không an

Tinh tấn quá mức cũng không an

Tụng kinh có giải kết được oan gia trái chủ?

Tụng kinh có giải kết được oan gia trái chủ?

Sự linh ứng của Bồ Tát có mâu thuẩn với luật nhân quả?

Sự linh ứng của Bồ Tát có mâu thuẩn với luật nhân quả?

Phật dạy hỷ lạc với xả thí cúng dường

Phật dạy hỷ lạc với xả thí cúng dường

Thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh do đâu?

Thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh do đâu?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Ý nghĩa thập hiệu Như Lai

Ý nghĩa thập hiệu Như Lai

Người xuất gia có được tham dự, bàn luận chuyện chính trị không?

Người xuất gia có được tham dự, bàn luận chuyện chính trị không?

Có nên tôn kính những vị xuất gia không thực hành đúng với chánh pháp

Có nên tôn kính những vị xuất gia không thực hành đúng với chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?

Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?

Bài viết xem nhiều

Lễ tưởng niệm lần thứ 35 Hòa thượng khai sáng chùa Hoằng Pháp

Lễ tưởng niệm lần thứ 35 Hòa thượng khai sáng chùa Hoằng Pháp

Chùm ảnh về Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Chùm ảnh về Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Nhân duyên tôi biết Thầy Tuệ Sỹ

Nhân duyên tôi biết Thầy Tuệ Sỹ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với lần thứ 48 hạnh nguyện lễ lạy ngũ bách danh

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với lần thứ 48 hạnh nguyện lễ lạy ngũ bách danh

Bài sám oan gia trái chủ

Bài sám oan gia trái chủ

Viên tịch và Tân viên tịch khác nhau chỗ nào ?

Viên tịch và Tân viên tịch khác nhau chỗ nào ?

Chùa Báo Ân Hà Nội – Ngôi chùa Phật giáo bề thế bậc nhất Hà thành xưa

Chùa Báo Ân Hà Nội – Ngôi chùa Phật giáo bề thế bậc nhất Hà thành xưa

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thiết kế website HaTinhAz