;
Đại hội thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh Sea Games hay Southeast Asian Games). Đây là một đại hội thể thao lớn nhất hai năm một lần được tổ chức dành cho 11 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- Asian. Lần đầu được tổ chức tại Bangkok tháng 12 năm 1959 (khi đó còn gọi là SEAP Games ). Tính đến nay đã qua 28 lần diễn ra tuần tự trên các quốc gia thành viên. Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công SEA Games lần thứ 22 vào năm 2003.
Ngày 19/8/2017 tới đây sẽ là lễ khai mạc của kỳ SEA Games lần thứ 29 do nước Malaysia đăng cai tổ chức. Lần này đoàn thể thao Việt nam tham dự với 681 thành viên gồm 1 trưởng đoàn, hai phó đoàn 20 cán bộ, 22 bác sĩ, 32 lãnh đội, 28 chuyên gia, 105 huấn luyện viên và 471 vận động viên (211 nữ 260 Nam) lần này cũng có chỉ tiêu phấn đấu lọt vào top 3 của bảng tổng sắp huy chương.
Mỗi lần đến hẹn lại lên, rất nhiều người trông chờ buổi lễ khai mạc mang nhiều màu sắc vá dấu ấn văn hóa khác nhau của từng quốc gia đăng cai chủ nhà. Nhưng có lẽ không chỉ riêng người viết bài này mà còn có rất nhiệu người con Phật chúng ta không bao giờ quên được hình ảnh lễ khai mạc của lần SEA Games thứ 26 (ngày 11/11/2011) trên đất nước vạn đảo, nơi được cho là nước có tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới - Indonesia. Đó là một lễ khai mạc SEA Games rất đặc biệt khi biểu tượng diễu hành của đoàn Việt Nam là hình tượng Đức Phật bổn sư và ngôi tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, Huế.
Hình tượng Đức Phật Bổn sư và tháp Phước Duyên - chùa Thiên Mụ (Huế) trong lễ khai mạc SEA Games 26 của đoàn TT. Việt Nam được bạn bè thế giới nhìn bằng ánh mắt thiện cảm chan chứa những hình ảnh văn hóa Phật giáo vốn là nếp sống và lối sống của dân tộc Việt từ lâu đời.
Sân vận động Siriwijaya (thành phố Palembang, Nam Sumatra - Indonesia)với sức chứa hơn 40 ngàn chỗ ngồi như bừng sáng hơn mọi khi khi biểu tượng đặc biệt này đi vào không gian chính của sân vận động với đoàn thề thao Việt Nam trên nền nhạc của bài hát chính thức SEA Games 26 "Togethet wewill Shine" (Cùng Nhau Tỏa Sáng), người vinh hạnh cầm cờ đẫn đầu là vận động viên điền kinh Nguyễn Duy Bằng.
Theo thông tin từ Ban tổ chức lễ khai mạc, hơn 150 tỷ Rupiah (tương đương 375 tỷ VNĐ) đã chi cho buổi lễ này và tổng đạo diễn và các cố vần là các chuyên gia giỏi từng có kinh nghiệm tham dự Olympic Bắc Kinh mùa hè 2008 được mời thực hiện.
Như vậy có thể thấy rằng, việc Ban tổ chức chọn hình ảnh Đức Phật và tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ để làm biểu tượng diễu hành cho đoàn Việt Nam hẳn có nghiên cứu kỹ nền văn hóa nước ta với hơn hai ngàn năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Đi xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào, Trung và Nam, nơi nào cũng thấy hoa sen, cũng thấy mái ngói chùa làng hiển hiện. Có thể hình ảnh gây ấn tượng cho họ là tượng Phật chùa Long Sơn (Nha Trang), Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu) đã giúp họ mạnh dạn tạo ra biểu tượng dù rằng có chút sai biệt về mái tóc trên đỉnh đầu tượng Phật Bổn sư.
Hơn sáu năm qua, những hình ảnh đó vẫn còn lưu dấu trong tâm khảm hàng triệu người Việt Nam, nhất là với người con Phật xứ sở mình. Điều này một lần nữa cho thấy, bạn bè thế giới nhìn Việt Nam bằng ánh mắt thiện cảm chan chứa trong đó những hình ảnh văn hóa Phật giáo đã trở thành nếp sống và lối sống của dân tộc từ rất lâu đời.
Một điều nữa cần nói với những thế lực luôn muốn chống phá Phật giáo từ trước đến nay bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn và bêu xấu ngay trên bục giảng rằng; những hình ảnh biểu tượng Phật giáo trong lễ khai mạc của kỳ SEA Games 26 ở Indonesia đó hoàn toàn không có bàn tay Phật giáo đặt vào hoặc cố vấn, thậm chí áp đặt mọi thủ đoạn như chúng ta đã thường thấy trước nay; mà là của ban tổ chức , của các chuyên gia và của các họa sĩ, nghệ nhân xứ người, một xứ mà phần đông là tín đồ Hồi giáo như chúng ta đã biết qua. Và đương nhiên từ đó đến nay, Phật giáo cũng chưa hề dùng những hình ảnh đó, những cái không phải của mình dù mang hình bóng Phật giáo sâu đậm, đi chiêu dụ tín đồ và lên tiếng dè bỉu các tín ngưỡng khác. Đây mới chính là "hữu xạ tự nhiên hương", để người khác nhìn về mình và nói về mình, âu đó há chẵng là thành tựu to lớn bởi nền tảng chân lý hiền hòa của Phật giáo trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua.
Một lần nữa, người dân các nước Asian sẽ lại được chứng kiến màu sắc văn hóa đa dạng của nước chủ nhà và bạn bè khối Asian trong lễ khai mạc SEA Games 29 sắp tới. Và mỗi lần như thế trong lòng chúng ta lại sống dậy hình ảnh tượng Phật và tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ hiên ngang và hãnh tiến đi vào khán đài với đèn hoa rực rỡ sáu năm trước mà như ngỡ mới hôm qua, cũng ví như sức mạnh văn hóa Phật giáo hai ngàn năm nơi đất nước này, hay bất cứ quốc độ nào có bánh xe pháp đi qua, luôn tiềm tàng và ẩn chứa nhiều chủng giống từ bi cao đẹp, luôn cố gắng làm tượi đẹp cho cuộc sống, cho sự an bình của đất nước giữa muôn trùng biến động thiên tai, khủng bố trên toàn thế giới.
Chúc SEA Games 29 thành công mỹ mãn.