Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Những gia đình chư tăng không nên đến

Tác giả Quảng Tánh
07:17 | 05/08/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Đừng để gia chủ suy giảm tín tâm và tuyệt đối không nên vì sự xuất hiện của mình mà trở thành gánh nặng, lo toan cho gia chủ.

cung-duong-cho-tang.jpeg

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, gia đình nào thành tựu bảy chi phần sau; nếu chưa đến thăm, thì không xứng đáng để đi đến; nếu đã đến thăm thời không xứng đáng để ngồi xuống. Thế nào là bảy?

Không vui vẻ đứng dậy; không vui vẻ chào đón; không vui vẻ mời ngồi; có chỗ ngồi đem giấu đi; từ chỗ cho nhiều họ cho ít; từ đồ thù thắng họ cho đồ thô xấu; họ cho không có kính trọng, không có kính lễ.

Này các Tỷ kheo, gia đình nào thành tựu bảy chi phần này; nếu chưa đến thì không xứng đáng để đến; nếu đã đến, thì không xứng đáng để ngồi xuống.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tuỳ miên, phần Gia đình, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.287)

LỜI BÀN:

Quan hệ giữa bốn chúng đệ tử vốn mật thiết, hòa hợp như nước với sữa có từ thời Thế Tôn còn tại thế và được tiếp nối, duy trì cho đến ngày nay.

Chư Tăng không nhất thiết tĩnh tu nơi chùa viện thâm nghiêm mà phải vân du, khất thực, lân mẫn với mọi người để tùy duyên hóa độ, “vì lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người”.

Tuy nhiên, vị Tỷ kheo phải quán sát, xem xét, đánh giá thái độ cư xử của những người ở nơi mình đến; phải tinh tế để nhận ra thâm ý của gia chủ. Nếu sự hiện diện của vị Tỷ kheo là một sự trở ngại, họ tiếp đón một cách gượng ép, không hoan hỷ thì ngay lập tức phải rời khỏi nơi ấy.

Bởi lẽ, chư Tăng ra vào chốn tụ lạc, tiếp xúc với tín đồ không ngoài mục đích hoằng pháp, hoá duyên. Do đó, vị Tỷ kheo luôn giữ vững thể diện của người ly tục, xuất thế đồng thời phải thực sự đem đến hạnh phúc, an vui cho gia chủ. Nếu không làm được điều ấy, vị Tỷ kheo không hoàn thành được sứ mạng của mình thì tốt nhất không nên ra ngoài.

Đối với tín đồ, đa phần đều cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện khi chư Tăng thân hành quang lâm, thăm viếng. Bởi “Tăng đáo như Phật lai” là quan niệm chung của hàng Phật tử.

Song, không phải ở đâu và lúc nào tinh thần ấy cũng được duy trì, thực thi một cách trọn vẹn, nhất là đối với những người sơ cơ, chưa có sự tin hiểu Phật pháp sâu sắc.

Thái độ cư xử khinh trọng đối với chư Tăng phản ánh rõ nét tín tâm của gia chủ. Đừng để gia chủ suy giảm tín tâm và tuyệt đối không nên vì sự xuất hiện của mình mà trở thành gánh nặng, lo toan cho gia chủ.

Bởi lẽ, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, do đó muốn đến nhà cư sĩ, vị Tỷ kheo phải biết tri thời, đến và đi đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy, “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” là điều mà mỗi Tỷ kheo phải tuân thủ khi đến nhà cư sĩ.

người xuất gia Sàvatthi vui vẻ Những gia đình chư tăng không nên đến Cư sĩ Phật giáo tín tâm tam bảo chư tăng đến nhà

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Tây phương Cực lạc có thật không

Tây phương Cực lạc có thật không

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937812 s