;
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh là Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, xuất gia tu hành từ năm 12 tuổi.
Trong thời kỳ chiến tranh, Hòa thượng là người đã lên kế hoạch để cùng nhân dân phá kho thóc Nhật tại chùa Đống Long tỉnh Hưng Yên.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Hòa thượng làm công tác dân vận, thúc đẩy tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến.
Hòa thượng từng bị thực dân Pháp đưa vào danh sách những người “đặc biệt quan tâm” và bị giam giữ tại nhiều nhà lao, trong đó có nhà tù Hoả Lò.
Đất nước hòa bình, Hòa thượng Thích Thanh Tứ cũng là người có nhiều đóng góp trong việc thống nhất các hệ phái, đi đến thống nhất các tổ chức Phật giáo trong cả nước.
Trước khi mất Hòa thượng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong giáo hội và là đại biểu Quốc hội khóa 11 và 12.
Một số hình ảnh khi Hòa thượng còn tại thế:
Với các thế hệ sau, Hòa thượng Thích Thanh Tứ luôn được kính trọng |
Việc Phật sự và hoạt động xã hội luôn được Hòa thượng quan tâm và chú ý |
Nhà nước và Phật giáo luôn có sự gắn kết với nhau (Hòa thượng Thanh Tứ tặng bức tranh chữ cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết) |
Không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng và lễ bái được Ngọc Xá Lợi (Hòa thượng giới thiệu ý nghĩa của ngọc Xá Lợi) |
Với những đóng góp trong hoạt động Phật sự và Xã hội, Hòa thượng được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thay mặt Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh |
Dù là một người tu đạo nhưng Hòa thượng vẫn luôn là một công dân gương mẫu |
Những kỷ vật chiến tranh luôn khiến Hòa thượng nhớ đến những người đã anh dũng hy sinh cho độc lập của dân tộc |
Hòa thượng luôn quan tâm đến các thế hệ Phật tử nhỏ |
Dù bị ốm nhưng hòa thượng lúc nào cũng thoải mái và an tịnh thân tâm |
Hoài Lương (tổng hợp)