Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Những lời gợi ý để chọn một người Thầy trong Phật giáo

Tác giả Thích Nhật Tân
04:46 | 27/01/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Làm thế nào để bạn chọn được một người thầy trong Phật giáo? Ông Lewis Richmond có một vài gợi ý cho bạn trong bài viết “Hãy bước đi một mình: một nguời Phật tử tự tu tập không lệ thuộc đâu cả” được đăng trong ấn phẩm Mùa Xuân 2010 của tạp chí Buddhadharma – đang được bày bán khắp nơi.

nguoi thay trong phat giao.jpg

Mối quan hệ thầy trò trong Kinh Thiện Sinh và những vấn đề đặt ra trong giáo dục hiện nay
Về thăm thầy nhân Tết thầy trò

Bạn có thể hoàn toàn mãn nguyện trong việc tự mình tu học Phật pháp không cần có sự giúp đỡ của một vị thầy hay một cộng đồng Phật tử. Nhưng đôi lúc bạn cảm thấy như thế vẫn chưa đủ nên bạn quyết định đi tìm một người thầy. Vậy làm sao  để tìm được một vị thầy (hay rộng hơn nữa, một cộng đồng Phật giáo) thích hợp cho bạn?

Có một việc quan trọng bạn nên ghi nhớ rằng cái trí tuệ mà bạn đang tìm kiếm có sẵn trong bạn rồi. Nó đang hướng dẫn bạn đi tìm kiếm đời sống tâm linh và cũng là nguyên nhân để bạn tiến bước trên đường đạo. Vì vậy đến một mức độ nào đó, bạn có thể tin vào bản năng tự có của mình và trực giác này sẽ giúp ích cho bạn.

Với những dặn dò trên, bây giờ tôi sẽ gợi ý cho bạn cách tiếp cận theo tiến trình năm bước như sau: quan sát, hỏi han, cảm nhận, thử nghiệm và quyết chí thực hiện.

Quan sát những gì người thầy nói và làm và cách vị thầy đó hành sử đối đãi với mọi người. Lòng vị tha, tình bằng hữu, sự khiêm tốn, một tí khôi hài cũng như sự thẳng thắng và lòng trung thực là những đức tính của một bậc thầy chín chắn được nhìn nhận trong mỗi truyền thống Phật giáo. Đó là những quy tắc trong đời sống hằng ngày. Người ta cho rằng bạn nên quan sát một người thầy trong vòng ba năm trước khi bái vị ấy làm thầy. Nhưng tôi thì không nghĩ điều này cần thiết, và không thực tế cho lắm, nhưng dù là ba tuần lễ hay ba năm bạn cũng nên từ từ mà chiêm nghiệm.

Hãy hỏi những điều mình thắc mắc, không nên e thẹn, để xem người thầy trả lời ra sao. Đừng nên quá thô lỗ nhưng cũng đừng nên giữ trong lòng những điều thắc mắc. Những câu hỏi nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn thường là những câu hỏi hay nhất. Khi tôi còn gần kề vị Thầy bổn sư, tôi muốn được thầy yêu mến cho nên tôi quyết định không chịu hỏi những câu hỏi ngu dốt của mình. Tôi rất tiếc việc này. Một người thầy giỏi sẽ không cảm thấy bực bội hay phòng thủ với những câu hỏi như vậy.

Lại nữa, khi hỏi han thì cần nên hỏi tất cả mọi người. Những người đệ tử thân cận với vị thầy đó biết rất rõ về thầy của mình. Tìm hiểu thêm những gì họ biết và họ muốn chia sẽ với bạn. Khi lắng nghe những lời chia sẽ của họ hãy vận dụng “giác quan thứ sáu” của bạn. Nếu có bất cứ một bí mật nào về người Thầy hay cộng đồng tu học đó, thì bạn cần phải biết hết, những vị đệ tử này là những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của bạn.

Bạn cảm thấy như thế nào? Sau khi quan sát và thưa hỏi, hãy đánh giá bằng chính cảm nhận của riêng mình. Cái cảm giác của bạn về người thầy đó là vui vẻ, khó chịu, hay trung tính? Cái cảm giác này là một manh mối. Có một nguyên tắc trong Phật giáo – nhà Thiền chúng tôi gọi nó là “innen” – có thể dịch là “quan hệ” hay “trùng khớp”.

Điều này nhắc đến các mối quan hệ nhân quả đã đưa bạn và người Thầy này đến với nhau. Để cho mối quan hệ Thầy – Trò tiến triển thì cần phải có mối tương quan nhân duyên này. Bạn phải có cái cảm giác tốt đẹp về người Thầy đó. Nếu không thì vị Thầy này có lẽ không thích hợp đối với bạn.

Thử nghiệm ngay đi. Sau thời gian quan sát, hỏi han, và cảm nhận, đã đến lúc bạn cần phải thử nghiệm. Một người Thầy hay một công đồng tốt sẽ đem đến cho bạn một sự chấp nhận cam kết tạm thời - rồi bạn sẽ từ từ tìm hiểu thêm về vị thầy đó mà không cảm thấy phung phi thời gian.

Tùy thuộc vào truyền thống, bạn có thể được chấp nhận trong một nghi lễ trang trọng, một cuộc phỏng vấn riêng biệt, hay là được chính thức tham dự một khóa tu hay cấp độ thực tập cao hơn nữa.

Hãy thận trọng đối với vị Thầy hay cộng đồng nào đã yêu cầu hay bắt buộc bạn phải thay đổi lối sống, và phải cam kết trước không thối lui được. Thí dụ như bắt bạn nghỉ việc, cấp thời cho bạn thọ giới để trở thành tu sĩ, đòi hỏi bạn bố thí tiền tài nhà cửa ruộng vườn, hay phải trở thành thường trú v.v… hoặc dã, phải cẩn thận xem coi những đòi hỏi này có thể xẩy ra trong tương lai hay không. Cho dù bạn chọn bất cứ con đường tâm linh nào để đi, những quyết định này phải là do bạn tự lựa chọn chứ không phải do người khác đòi hỏi hay bắt buộc bạn làm.

Và bây giờ đã đến lúc bạn phải thực hành ngay trong đời sống. Con đường thực hành trong Phật giáo đòi hỏi có sự phát nguyện cũng như lòng tin. Để cho mối tương quan giữa Thầy – Trò đưọc phát triển, một lúc nào đó cả hai đều sẵn sàng cho một cam kết. Nếu thời giờ đã đến thì bạn đừng nên miễn cưỡng. Có thể nó sẽ là một điều hay nhưng cũng có thể quyết định đó lại là một sự sai lầm. Cuối cùng, bạn cũng cần phải quyết định để xem bạn sẽ đi về đâu. Tất cả mọi người tìm kiếm chân lý đều đã làm như thế này.

Trong Phật pháp cũng như trong đời sống không có bất cứ một sự “bảo đảm” nào. Những gì chúng ta dự tính làm tất nhiên đều có rủi ro. Trong thể thao người ta thường nói “không mạo hiểm thì không chiến thắng”. Chúc các bạn may mắn!!!

Ông Lewis Richmond là người sáng lập Tăng đoàn Vimala ở vùng Mill Valley, tiểu bang Cali. Tên Vimala được đặt theo chữ Vimalakirti nghĩa là “người làm công quả cho Phật” và cũng là một giáo viên cho chương trình đào tạo Shogaku Priest Ongoing Training viết tắt là SPOT.

Tâm Hải dịch từ Anh sang Việt 

(The Buddhist Translation Group)

người thầy trong phật giáo Phật giáo lewis richmond tăng đoàn vimala. người thầy thầy trò

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Tây phương Cực lạc có thật không

Tây phương Cực lạc có thật không

Không có địa ngục ?

Không có địa ngục ?

Như một con lừa đi theo sau một đàn bò

Như một con lừa đi theo sau một đàn bò

Phật dạy ăn uống đúng giờ sẽ có những lợi ích gì ?

Phật dạy ăn uống đúng giờ sẽ có những lợi ích gì ?

Đức Phật dạy về các cách tu tập đoạn trừ thụy miên, hôn trầm cho Ngài Mục Kiền Liên

Đức Phật dạy về các cách tu tập đoạn trừ thụy miên, hôn trầm cho Ngài Mục Kiền Liên

Bảy trường hợp không nên sát sanh

Bảy trường hợp không nên sát sanh

Tự xem ngày lành, tháng tốt cho mình

Tự xem ngày lành, tháng tốt cho mình

Bài viết xem nhiều

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0553785 s