;
- Ông có thể trả lời tôi ba câu hỏi không? Tôi tin chắc là sau khi trả lời ba câu hỏi này, ông sẽ vui lòng giúp tôi.
Người chủ nhà tỏ ra tò mò và có hứng thú trước thái độ của người khách lạ:
- Ông muốn hỏi điều gì?
Người khách nói:
- Xin ông cho hỏi, trước đây ai ở căn nhà này?
Chủ nhà đáp:
- Bố mẹ của tôi.
Người khách hỏi tiếp:
- Xin cho hỏi, trước bố mẹ ông thì ai ở?
- Ông bà của tôi.
Người khách lại hỏi:
- Vậy sau ông thì ai sẽ ở đây?
Chủ nhà tỏ ra bực bội:
- Sau tôi là con cháu của tôi ở chứ ai!
Lúc bấy giờ vị khách mới nói:
- Thưa ông, vậy thì ông cũng là người ở nhờ như mọi người, nhưng ông là người ở nhờ lâu hơn tôi vậy thôi. Sao ông nỡ lòng nào không giúp tôi ở nhờ một đêm chứ?
Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, người chủ nhà như chợt nhận ra điều gì, ông tỏ ra cởi mở, niềm nở mời người khách vào nhà. Suốt đêm hai người còn vui vẻ trò chuyện với nhau rất tâm đắc.
(Theo Thế giới trong ta).
NGẪM
Nhà hay quê nhà là chốn về, nhất là những ngày Xuân Tết. Ai cũng có một quê nhà và mong mỏi tìm về chốn cũ để có chút hoài niệm, thân thương. Ấy vậy mà có người chợt thấy mình “ở trọ trần gian, chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà”.
“Ở trọ ngay trong chính nhà mình” phải chăng là một công án? Ai thấy được mình đang ở trọ ngay chính trong căn nhà của mình thì thong dong đích thực. Thành ra không có gì là của mình, quê mình thì tất cả đều là quê, là nhà.
Vậy nên hãy thong dong, mở lòng, dang tay với mình và với mọi người.