;
Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?
Tóm tắt: Tại bài viết này chúng tôi tập chung vào ba mục tiêu sau:
1-Đưa ra các bằng chứng để khẳng định ra rằng Pháp Luân Công không có nguồn gốc minh bạch.
2-Đưa ra một số giải thích về tác dụng của môn tập Pháp Luân Công, và khẳng định rằng Lý Hồng Chí đã lợi dụng tác dụng của năm bài tập khí công này để thần thánh hóa qua khái niệm Pháp Luân và Pháp Thân của Lý Hồng Chí. Chú ý rằng Pháp Luân và Pháp Thân đều là các thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo.
3-Khẳng định rằng Pháp Luân Công là một dòng khí công biến người tập trở thành một nô lệ vào một hệ thống tín ngưỡng mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt. Đồng thời giải thích vì sao hơn hẳn các tà giáo khác Pháp Luân Công lại có nhiều người cuồng tín tin theo và đang phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ tại Việt Nam. Tín đồ theo tà đạo này chủ yếu là Phật Tử.
Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công do Lý Hồng Chí sáng lập năm 1992. Tuy nhiên khi số lượng người tập tăng lên Lý Hồng Chí đã tập trung các bài giảng của mình lại chỉnh sửa để viết thành các tác phẩm mà ngày nay học viên Pháp Luân Công gọi là kinh văn của sư Phụ Lý Hồng Chí như quyển Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công..... Nếu nhìn bề ngoài có thể thấy đây là một sự pha trộn hỗn tạp giữa đạo Phật và đạo Giáo, với rất nhiều hình thức ngụy biện trong đó (tham khảo [1]). Đồng thời trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí cũng có nhiều chỗ mê tín dị đoan phản khoa học như “Khí công và ảo thuật là một, David Copperfield đi qua vạn Lý Trường thành là khí công” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 2). Hay các vị Đại giác giả đã tạo ra vũ trụ cách đây 100 triệu năm (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016 –[2]) trong khi khoa học ước lượng tuổi của trái đất là 4,55 tỷ năm, hơn thế chính trong tác phẩm chuyển Pháp Luân Của mình Lý Hồng Chí cũng đã lấy dẫn chứng rằng cách đây 2 tỷ năm đã có một lò phản ứng hạt nhân trên trái đất, nghĩa là cách đây 2 tỷ năm đã có nền văn minh tồn tại trên trái đất (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 9), điều đó có nghĩa là cách đây mười mấy năm Lý Hồng Chí dùng một số bằng chứng khoa học để ngụy biện cho cái gọi là nền văn minh tiền sử và dùng khả năng của mình nhìn thấy nền văn minh này. Hay các học viên Pháp Luân Công đều là các Chư Thần xuống để trợ sư chính pháp, hay các học viên Pháp Luân Công đã bị chết là để hoàn thành sứ mệnh. Lưu ý: đây là một điều cần phải cảnh báo về một tôn giáo khủng bố trong tương lai. Hay các chư thần trên trời theo Lý Hồng Chí xuống làm súc vật, cỏ cây vì vậy gần đây có nhiều chính sách bảo vệ động vật thực vật ra đời. Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ốm không cần uống thuốc để thể hiện việc tin tưởng vào luyện công (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 74), hay tập Pháp Luân Công có công bảo vệ nên không sợ sét đánh (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 84).
Tại bài viết này chúng tôi tập chung vào ba mục tiêu sau:
1-Đưa ra các bằng chứng để khẳng định ra rằng Pháp Luân Công không có nguồn gốc minh bạch.
2-Đưa ra một số giải thích về tác dụng của môn tập Pháp Luân Công, và khẳng định rằng Lý Hồng Chí đã lợi dụng tác dụng của năm bài tập khí công này để thần thánh hóa qua khái niệm Pháp Luân và Pháp Thân của Lý Hồng Chí. Chú ý rằng Pháp Luân và Pháp Thân đều là các thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo.
3-Khẳng định rằng Pháp Luân Công là một dòng khí công biến người tập trở thành một nô lệ vào một hệ thống tín ngưỡng mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt. Đồng thời giải thích vì sao hơn hẳn các tà giáo khác Pháp Luân Công lại có nhiều người cuồng tín tin theo và đang phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ tại Việt Nam. Tín đồ theo tà đạo này chủ yếu là Phật Tử.
1. Vấn đề về nguồn gốc của Pháp Luân Công
Trong các tác phẩm như Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí có đề cập đến nguồn gốc pháp môn Pháp Luân Công như sau:
Trích "Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 7).
Trích "Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia; trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai; nhưng trong một thời kỳ tiền sử nó đã được quảng bá rộng rãi để độ nhân" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân Trang 18).
Trích: “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 1).
Trích: “Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật Gia, nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo.Khí công của Phật Gia là khí công của Phật Gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau, vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 13).
Trích “Pháp Luân Công bắt nguồn từ Pháp Luân Tu Luyện Ðại Pháp của Phật Gia, nó là một phương pháp tu luyện khí công đặc biệt của Phật Gia, nhưng chính nhờ nó có các đặc tính riêng biệt mà làm cho nó nổi bật lên giữa các đường lối tu luyện trung bình khác trong Phật Gia.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 20).
Cứ theo ý trên thì Lý Hồng Chí thì có đến 8 vạn 4 ngày pháp môn thuộc Phật Gia. Chúng tôi có một số câu hỏi về khái niệm pháp môn thuộc Phật gia như sau:
Câu hỏi 1-Các môn phái của Phật Gia các pháp môn nào?
Câu hỏi 2- Người sáng lập các Pháp môn này là ai?
Câu hỏi 3-Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia” vậy hãy kể tên cho chúng tôi biết chừng năm pháp môn thuộc Phật Gia để chúng ta cùng nhau so sánh.
Câu hỏi 4-Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật,....Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn thuộc phật, tu luyện Pháp Luân Công đắc đạo thành Phật không? Các vị Phật này được đề cập trong kinh sách nào?
Hơn thế căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí nói rằng Pháp Luân Công là môn phái của Phật Gia? Nếu như Phật Gia có nhiều Pháp môn vậy tại sao nó không được đề cập trong bất cứ kinh sách của Phật Giáo, cũng không được đề cập trong các kinh sử như Hậu Hán Thư, Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên,......hay trong các tác phẩm văn học như Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, Hồng Lâu Mộng, Chiến Quốc Sách nơi đề cập đến Bách Gia như Nho Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Âm Dương Gia, Đạo Gia, Mặc Gia......
Lý Hồng Chí nói "trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai" như thế có hai trường hợp trường hợp thứ nhất Lý Hồng Chí là người sáng lập, trường hợp thứ hai Lý Hồng Chí học được từ một vị thầy khác. Nếu Lý Hồng Chí là người sáng lập thì càng không có có cơ sở để ghép Pháp Luân Công vào môn phái thuộc Phật Gia (nếu có). Còn nếu Lý Hồng Chí được truyền dạy qua các vị Thầy khác thì Lý Hồng Chí phạm tôi khinh sư diệt tổ vì không nói đến các vị thầy truyền dạy cho mình để quần chúng bái Tổ Sư.
Chúng tôi hi vọng rằng ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Côngđừng kể các pháp môn khí công của Phật Gia là các bài tập công như Suối Nguồn Tươi Trẻ, Dịch Cân Kinh, hay Bát Đoạn Cẩm.....là pháp môn thuộc Phật Gia. Vì đây chỉ đơn giản là các bài tập khí công dưỡng sinh xuất phát từ trong các ngôi chùa Phật giáo. Xưa nay chúng ta đều gọi những gì liên quan đến Phật Giáo, liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà Phật. Mà câu hay dùng theo quan điểm của "nhà phật ", triết lý nhà phật, nhà Phật với Phật Gia là cùng một nghĩa. Do vậy các bài khí công dưỡng sinh xuất phát từ các ngôi chùa của Phật Giáo thuộc trường phái khí công Phật Gia nhưng Pháp Luân Công thì tuyệt nhiên không có cơ sở gì để nói là khí công thuộc các trường phái Phật Gia.
Chúng ta xem xét thêm đoạn viết sau trong sách Chuyển Pháp Luân:
Trích: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sỹ, càng không có ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là ‘sư’ ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được. Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn, thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã phát hiện ra tình huống này.Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá nhân tôi đang công khai truyền chính Pháp; tôi làm điều mà người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi] đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân [chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này”
Đến đây chúng tôi đã có thể kết luận rằng Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một Pháp Môn thuộc Phật Gia để khẳng định Pháp Luân Công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ.Đồng thời Lý Hồng Chí cũng bài xích Phật Giáo, coi Phật Giáo là mạt pháp, hiện nay thì chỉ có một mình Lý Hồng Chí truyền Chính Pháp không ai trên thế giới làm việc này, phật giáo thì đã mạt.....
2. Vì sao các bài tập Pháp Luân Công có thể nâng cao sức khỏe
Để tập đầy đủ các bài công pháp của Pháp Luân Công cần thời gian là 2 giờ, 1 giờ động công, 1 giờ tĩnh công theo bài nhạc tập [3].
Để tìm hiểu về vấn đề này chứng ta sẽ xem xét các bài tập khí công công khác:
NGŨ CẦM HÝ thời gian tập chưa đến 7 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=l7drtIl9ok8
BÁT ĐOẠN CẨM, thời gian tập chưa đến 8 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=zM3xjrYdlNY
THÁI CỰC QUYỀN, thời gian tập chưa đến 10 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=jzLn_qef-Ts&t=270s
Dịch Cân Kinh thời gian tập từ 10 đến 30 phút
https://www.youtube.com/watch?v=pi5SfqBlTHg
Suối Nguồi tươi trẻ chưa đến 7 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=zMKFvKyUqQw
Hiện nay chưa có một nghiên cứu so sánh nào cho thấy tập Pháp Luân Công hiệu quả về mặt cải thiện sức khỏe hơn các bài tập công khác.Tuy nhiên so sánh về mặt thời gian thì thời lượng tập Pháp Luân Công đã gấp gần 20 lần thời lượng tập các môn khí công khác (thời lượng tập các môn khí công khác khoảng từ 7-10 phút).Như vậy giả sử tập Pháp Luân Công có hiệu quả hơn về mặt chữa bệnh thì cũng là bình thường.Trong khi các bài tập khí công dưỡng sinh khác không hề có thần thánh hóa một ông thầy, ông thần ông phật nào, cũng không hề quảng cáo rầm rộ mà khi tập cũng thu được hiệu quả không nhỏ và cũng đã được cả thế giới công nhận.Tuy nhiên Lý Hồng Chí lợi dụng hiệu quả cải tiến sức khỏe nhờ việc tập luyện khí công Pháp Luân Công để thần thánh bản thân mình thong qua các thuật ngữ Pháp Luân, Pháp thân….. khiến cho học viên Pháp Luân Công trở thành những người nô lệ của Lý Hồng Chí. Còn một lý do nữa là Lý Hồng Chí đã đánh tráo khái niệm Đan Điền bằng khái niệm Pháp Luân, mà chúng tôi sẽ phân tích kỹ tại mục 3.Chúng tôi sẽ phân tích về khía cạnh này trong mục tiếp theo.
3. Pháp Luân Công dòng khí công nô lệ hóa người tập
3.1. Khảo sát lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của con người
Khảo sát hai bức ảnh sau để thấy được lòng tham và sự cả tin của con người như thế nào:
+Bức ảnh thứ nhất: Truyền thuyết kể rằng: Ai nhìn thấy cá voi trắng sẽ được gặp nhiều may mắn. Bức ảnh này thu được 337 nghìn lượt like, 2.7 nghìn lượt chia sẻ.
+Bức ảnh thứ hai:Truyền thuyết kể rằng nếu bạn like bức ảnh chú công này bạn sẽ may mắn suốt cuộc đời. Bức ảnh này thu được 741 nghìn lượt like, 8.1 nghìn lượt chia sẻ.
+ Bức ảnh thứ ba: Đây là 1 lời nguyền, trước đó 2 ngày có người đã lướt qua ảnh mà ko cmt Amen ngay hôm sau người đó đã bị bại liệt nằm 1 chỗ.
Ai ngang qua nhớ cmt Amen Kết bạn Nhung Chia sẻ để họ siêu thoát. Ko tin cứ thử bỏ qua xem
+Bức ảnh thứ tư: Ai đi qua gõ " R " sẽ may mắn cả đời . Cuộc sống bạn sẽ giàu sang gia đìn h bạn sống lâu trăm tuổi Thử đ
Bức ảnh 1.
Bức ảnh 2.
Bức ảnh 3.
Bức ảnh 4.
Qua bốn bức ảnh này này chúng tôi đưa ra hai kết luận sau:
Kết luận 1: Mọi người dễ dàng tin vào một lời hứa được ban phước cho may mắn, sức khỏe, giàu sang hạnh phúc…..đồng thời cũng dễ bị sợ hãi khi có một lời hù dọa. Mà tất cả những lời hứa hẹn hay hù dọa này đều thiếu cơ sở, dựa trên các câu truyện bịa đặt mà mượn danh nghĩa của đạo Phật, hoặc các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, hoặc các từ như truyền thuyết..... Nguyên nhân cũng là vì vô minh mà đức Phật đã chỉ ra trong định luật 12 Nhân Duyên. Tất cả mọi tà giáo đều lợi dụng tâm lý này để đi ban phước dáng họa, bán thiên đường, bán miền đất hứa, dọa đưa vào địa ngục, hình thần toàn diệt...... Pháp Luân Công đã lợi dụng triệt để tâm lý này để đi ban phước dáng họa qua một hệ thống hàng trăm trang web và fanpage của mình như: hai trang chính http://vn.minghui.org và http://vi.falundafa.org/, cùng với hai trang web chính này là vài chục trang web quảng cáo về Pháp Luân Công khác như: daikynguyenvn.com, tindaiphap.net, tinhhoa.net, tientri.net, phapluaninfo.org, facebook.com/dafa.great, chanhkien.org, tansinh.net, tindachieu.com, chinhphap.org, tinhtue.org,minhbao.net, facebook.com/DaiKyNguyenVietnam, facebook.com /falun.dafa.vn .....
Số lượng người theo dõi và chia sẻ các trang này rất lớn và ngày một gia tăng, riêng trang facebook.com/DaiKyNguyenVietnam có số lượt truy cập và theo dõi rất lớn, vào tháng 10/2016 số lượt theo dõi khoảng 4287000 (hơn bốn triệu hai trăm tám bảy nghìn người theo dõi) đến nay (12/2016) số lượt theo dõi là 4983171 (tài khoản theo dõi) . Với mạng xã hội giả sử một người theo dõi, like chia sẻ giả sử nó có thể ảnh hưởng đến 20 người khác thì như vậy riêng trang facebook này đã có sức ảnh hưởng đến cả cộng động dân mạng việt nam. Điều này cũng giải thích vì sao số lượng tín đồ Pháp Luân Công tăng lên nhanh chóng, theo quan sát của chúng tôi hiện nay số lượng theo tà đạo Pháp Luân Công đã trên dưới 100000 người và tiếp tục tăng lên với tốc độ chóng mặt.
Kết luận 2: Mọi người dễ bị các câu nói mang tính ngụy biện như “truyền thuyết kể rằng”, “theo truyền thuyết của Phật gia”…..định hướng niềm tin. Bởi vì đa phần chúng ta vốn ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng truyền thống, ví dụ người Phật Tử cứ nhìn thấy ảnh Phật là A Di Đà Phật mặc cho đó có phải là Phật thật hay là mấy vị giáo chủ của Tà Đạo tự phong làm Phật. Để tránh việc xa đào vào việc tin vào một hệ thống tín ngưỡng sai lầm thì đức Phật đã giảng rõ kinh “Mười Điều Chớ Vội Tin”. Tổ chức Pháp Luân Công lợi dụng triệt để tâm lý này để đăng các bài viết, hình ảnh, triết lý nhân sinh quan của Phật Giáo, sau đó ngấm ngầm cải đạo Phật Tử.....
3.2. Huyệt vị Đan Điền và tác dụng của huyệt vị này
Cùng với các lời quảng cáo CÓ CÁNH trong các tác phẩm Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân....của Lý Hồng Chí thì các trang web của Pháp Luân Công đưa ra các quảng cáo rất hấp dẫn, kiểu ngon bổ rẻ như“Tu luyện một Pháp Luân, không luyện đan”, “Khi người không luyện công, Pháp Luân vẫn luyện người, hay”, “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”.......[4].
Trong khi hầu như toàn bộ các trường phái khí công, thiền định, yoga khác đề nói rằng tập Thiền cần có Thầy, nếu không có thầy thì dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Thì ngược lại Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí lại chơi bài Ngon-Bổ-và Rẻ rằng: “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều người ham hố tập vì không sợ bị tẩu hỏa nhập ma so với các môn khí công khác, tuy nhiên có tẩu hỏa nhập ma hay không thì thực tế qua điều tra chung tôi khẳng định là có. Chúng ta tìm hiểu khí niệm Đan trong “không luyện Đan” là gì?Đan ở là huyệt Đan Điền, về huyệt đan điền được đề cập nhiều trong các tác phẩm của đạo giáo, trên wiki [5] như sau: Trong cơ thể người có ba bộ vị được gọi là đan điền: Là thượng Đan Điền, trung Đan Điền và hạ Đan điền. Tại đây chúng ta chỉ quan tâm đến Hạ Đan Điền, Hạ Đan Điền còn gọi là "Đan Điền tinh", vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn - khoảng 3 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng). Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toàn nằm ở giữa và phía trên bụng dưới. Đan điền, từ Hán Việt có nghĩa là "ruộng trồng đan dược" , là nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất, mạnh nhất. Người luyện công, các đạo sĩ của đạo giáo khu tu luyện sẽ tập trung tinh thần vào huyệt Đan Điền để sinh ra các nguồn công năng khí lực.Như vậy rõ ràng theo quan điểm của đạo giáo thì bất cứ ai cũng có ba huyệt vị Đan Điền, và không cần phải ai gắn cái huyệt đan điền này nên cơ thể con người, khi luyện công thì người tập công tập trung tinh thần vào các huyệt vị này.
3.3. Khái niệm Pháp Luân trong tác phẩm của Lý Hồng Chí
Chúng ta cũng phải chú ý rằng Pháp Luân Vốn là một khái niệm phổ biến trong Đạo Phật, hầu hết kinh điển Phật Giáo đều nhắc đến bánh xe Pháp Luân, bài thuyết pháp đầu tiên đức Phật Chuyển Pháp Luân độ cho 5 anh em Kiều Trần Như (xem kinh Chuyển Pháp Luân), hay đại Chuyển Pháp Luân tại kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Xem thêm về Pháp Luân trên wiki tại [4].
Chúng ta cùng nhau xem xét một số đoạn quảng cáo có cánh của Lý Hồng Chí nói về về Pháp Luân và sự thần thánh hóa bản thân của Lý Hồng Chí.
Trích: “Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)”
Trích: “Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể, nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóa năng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 20)
Trích: “V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào?
Ð: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Ðan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi.Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển.Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 70)
Trích: “Pháp Luân xoay vòng để tự động thu hút năng lượng từ vũ trụ. Chính vì nó xoay chuyển không ngừng nghỉ, nó đạt được mục đích của "Pháp Luyện Nhân", nó liên hệ đến việc Pháp Luân luyện người không ngừng nghỉ ngay khi người ta không luôn luôn luyện tập.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 22)
Trích: Pháp Luân đang giúp cho quý vị tu luyện ở mọi thời điểm, đó là "Pháp luyện nhân". Trong khí công đan đạo, người ta luyện đan; trong Pháp Luân Công, nó là pháp luyện người. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 24)
Trích: “Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành công trên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 47)
3.4. Pháp Luân Công dòng khí công biến người tập trở thành nô lệ
Qua phần 3.1, 3.2 ta dễ dàng nhận thấy rằng Lý Hồng Chí đã sử dụng thuật ngữ Pháp Luân Của Đạo Phật nhằm mục đích cho người ta ngộ nhận Pháp Luân Công là một môn khí công gì đó liên quan đến Đạo Phật, đây cũng là cơ sở để Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công gọi là môn khí công thượng thừa của Phật Gia. Đồng thời Lý Hồng Chí cũng đã thần thánh hóa được bản thần thánh bản thân mình qua khái niệm Pháp Thân của mình, mà lưu ý rằng khái niệm thuật ngữ pháp thân cũng là một khái niệm phổ biết của đạo Phật, khái niệm Pháp thân của Lý Hồng Chí trùng với khái niệm Phân Thân của phật giáo Đại Thừa [7]. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí nhắc đến khái niệm Pháp Luân 134 lần, khái niệm Pháp Thân 67 lần. Theo các phần trích dẫn tại mục 3.2 cho thấy Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Thân của mình có thể gắn Pháp Luân vào cơ thể (bụng) học viên. Nhưng để có tác dụng thì ông ta lại nói Pháp Luân trùng vị trí với huyệt Đan Điền của đạo giáo, và tất nhiên người tập công lại sẽ hướng tinh thần vào vị trí huyệt Đan Điền và do vậy có tác dụng tương tự như các bài tập khí công của đạo Gia. Vậy Lý Hồng Chí đã đã thần thánh hóa bản thân qua khái niệm Pháp Thân, giả danh nhà Phật qua khái niệm Pháp Luân, nhưng lại hướng người ta đến Pháp Luân chính là huyệt Đan Điền hạ của đạo Giáo.Chính nhờ bài tập tĩnh công này (bài công pháp số 5) mà sinh ra các trạng thái tưởng thức mà các học viên tưởng tượng gì thì tưởng thức sẽ tạo ra cảnh tượng như vậy mà chính các học viên không biết.Điều này đã được khẳng định trong các sách dạy về khí công, đặc biệt trong kinh Lăng Nghiêm của Phật Giáo.
Con người phần lớn là nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng nhất là các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm linh……điều này đã được chứng minh tại mục 3.2. Lợi dụng tâm lý này qua hàng trăm trang web và Fancepage như vậy Pháp Luân Công thu hút được nhiều người tham gia vì các hình thức quảng cáo của Lý Hồng Chí rất hấp dẫn như “Pháp Luân Công là một môn khí công thượng thừa của Phật Gia”, Pháp Luân Công là Đại Pháp Chính truyền, không cần tập nhưng Pháp vẫn luyện người 24/24, thu hút năng lượng từ vũ trụ.....Hơn thế Lý Hồng Chí và các website của tổ chức Pháp Luân Công còn lợi dụng các hình ảnh, triết lý nhân sinh quan của phật giáo để đi chia sẻ, nhưng thay bởi cái mác là Phật Gia....tạo một sự thiện cảm cho bà con tín đồ Phật Tử khiến cho Pháp Luân Công càng dễ dàng tiếp cận với những người ảnh hưởng bởi Phật Giáo và Phật tử sau đó cải đạo Phật Tử.
Nhắc lại lần nữa do thời lượng tập các bài Pháp Luân Công gấp gần 20 lần các bài tập khác nên thu được hiệu quả cao hơn cũng là điều bình thường. Nhưng Lý Hồng Chí đã làm cho học viên trở lên mê tín lệ thuộc vào Lý Hồng Chí thông qua khái niệm Pháp Luân và Pháp thân. Chẳng những lợi dụng khí công để thần thành hóa bản thân mà Lý Hồng Chí còn nô lệ họa học viên bằng cách tuyên truyền rằng “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 153) hay một hình thức hù dọa không làm theo lời của Lý Hồng Chí thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí sẽ rút Pháp Luân ra (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 66)
Học viên Pháp Luân Công hàng ngày đọc các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đọc các bài đăng trên hàng trăm trang web, fancpage tuyên truyền của tổ chức Pháp Luân Công, kết hợp với việc Phát Chính Niệm 40 phút nhằm mục đích tiêu diệt tà linh cộng sản tiêu diệt tà ác đang phá hoại Pháp Luân Công, rồi đọc kinh văn của Lý Hồng Chí [8], rồi bất nhị Pháp Môn như một phương pháp Tự Kỷ Ám Thị [9], về bản chất đây thực chất là một hình thức tẩy não nhằm xóa bỏ các kiến thức đã thâu nhận vào bộ não và trang bị một hệ thống kiến thức mê tín dị đoan của Pháp Luân Công.Kết hợp với ảnh hưởng của thiền tĩnh của bài công pháp cuối cùng của Pháp Luân Công sinh ra các trạng thái thiền tưởng khiến cho học viên Pháp Luân Công mất khả năng kiểm soát chính bản thân mình. Sức khỏe tuy có tăng cường nhưng về mặt tâm lý tín ngưỡng, niềm tin hoàn toàn thay đổi và lệ thuộc hoàn toàn vào Lý Hồng Chí. Vì các lý do đó mà những ai đã tập Pháp Luân Công phần lớn sẽ không bỏ, trở thành một nô lệ về mặt niềm tin vào một hệ thống mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt.
THAM KHẢO:
[1]-http://tongiaovadantoc.com/c1040/20160928110412854/phap-luan-cong-mot-
con-ky-sinh-trung-cua-phat-giao.htm
[2]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
[3]-http://vi.falundafa.org/faqs.html#eachday
[4]-http://vi.falundafa.org/introduction.html
[5]-https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90an_%C4%91i%E1%BB%81n
[6]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_lu%C3%A2n
[7]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%C3%A2n
[8]-http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-
thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html
[9]- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_k%E1%BB%B7
_%C3%A1m_th%E1%BB%8B