;
Trong video clip ghi lại sự việc gây mất trật tự trên cột mốc biên giới Việt Nam-Campuchia lần trước, lần làm bị thương một số thường dân người Việt, người theo đạo Phật tất nhiên chú ý đến hiện tượng có một vài vị tăng trẻ trong phía những người Campuchia quá khích hò hét kích động, và việc đám đông người Campuchia phất cờ Phật giáo. Việc này cần nên được nhìn nhận như thế nào? Phật giáo Campuchia đã có vai trò như thế nào trong những vụ việc rắc rối biên giới như thế?
1. Ý đồ lợi dụng Phật giáo của đảng đối lập
Phật giáo Campuchia thực ra ngày càng chuyên tâm vào tu học và ít có liên hệ đến việc chính trị của Campuchia.
Mọi việc đều do sự toan tính của đảng đối lập ở Campuchia, tự xưng là Đảng Cứu Quốc (CNRP). Đảng này muốn kích thích tình cảm tôn giáo, lợi dụng Phật giáo trong các cuộc biểu tình có mục tiêu chính trị riêng. Vì vậy, tu sĩ và cờ Phật giáo được sử dụng như một hình thức bề ngoài lợi dụng vì mục tiêu chính trị.
Chúng ta, người xem video nói trên hãy để ý. Những vị tăng tham gia vào phía quá khích đều rất trẻ, trên dưới 20 tuổi. Những người quá trẻ như vậy mặc áo tu sĩ rất là đáng ngờ. Đúng ra, tiếng nói Phật giáo thực sự hầu hết đều từ những vị tu sĩ cao niên.
Phật giáo Campuchia Theravada có hình thức xuất gia đoản kỳ. Người tu chỉ vào chùa trong một thời gian ngắn, tùy phát nguyện, rồi hoàn tục. Trong thời gian ngắn tu học với hình tướng xuất gia, đương nhiên, những thanh niên như vậy là tu sĩ. Những họ không thể tiêu biểu cho Phật giáo. Họ thiếu chín chắn và dễ bị tác động, lôi kéo, dụ dỗ. Nếu một vài tu sĩ Phật giáo là tu sĩ thật tham gia biểu tình trong hàng ngũ đối lập, thì nên hiểu rất có thể là những người xuất gia đoản kỳ như vậy. Họ không phải sư giả, nhưng cũng không hoàn toàn là tu sĩ lâu năm trong chùa, không phải đại diện thật sự cho Phật giáo Campuchia.
Đảng đối lập ở Campuchia cũng chỉ huy động được các tu sĩ như thế, nên người ta gọi nhóm tu sĩ này bằng đặc điểm độ tuổi, nhóm “tăng trẻ”. Một vài vị tăng trẻ này rất hăng hái trong các cuộc biểu tình đối lập, đến mức dữ tợn không bình thường, khiến chúng ta có thể nghi vấn họ có phải thật là tu sĩ Phật giáo Theravada đoản kỳ hay không, hay tệ hơn, chỉ là những người đóng giả tu sĩ làm màu mè cho những cuộc biểu tình của phe đối lập.
Những người mặc áo y cao đầu làm sư này thường được những kẻ tổ chức biểu tình đối lập sử dụng như “xe tăng”, “đại pháo” mở đường biểu tình vì hình tướng bên ngoài tu sĩ cộng với sự hung hăng khác thường. Search trên mạng dễ thấy những hình ảnh hay video về những tu sĩ Phật giáo trẻ Campuchia biểu tình đối lập hung hăng, dữ tợn bất thường như vậy. Mang hình tướng bề ngoài tu sĩ Phật giáo, những thanh niên quá khích này cầm cờ Phật giáo cũng không phải là chuyện lạ. Nhưng kiểu cầm cờ phất cờ của họ rất cực đoan, rất không bình thường, thường đi kèm với hò hét, co giật rất đáng sợ và rất đáng ngờ.
Những người có dụng ý lợi dụng Phật giáo Campuchia vào những mưu đồ chính trị riêng một cách kích động như thế tất nhiên không phải là người tốt cho Phật giáo. Họ đang mượn hình thức Phật giáo như một công cụ. Xem những hình ảnh biểu tình đối lập ở Phnôm Pênh với nhóm “tăng trẻ” thật giả lẫn lộn kích động và hung hăng mở đường một như dạng “xe tăng” diễu võ dương oai, thì người xem không làm lạ khi xem video mất trật tự trên biên giới Việt Nam-Campuchia. Hình thức Phật giáo được tổ chức đưa vào cuộc tu tập một cách cố ý và gian ác, tính chất dàn dựng rất rõ. Đương nhiên, không một nhà tu hành chân chính nào đi kích thích hằn thù dân tộc theo kiểu manh động như thế. Đừng bao giờ nghĩ đó là Phật giáo thực sự cả. Trên thực tế, cũng không phải phe đối lập của Campuchia nắm được vài phần trăm Phật giáo nào đó.
Cái mà phe đối lập ở Campuchia đạt được chỉ là những show Phật giáo bề ngoài, vậy thôi. Họ cố gắng đưa show diễn đó từ đường phố Phnôm pênh lên truyền thông, rồi ra biên giới. Ở đâu thì cũng là show thôi!
2. Tuy nhiên, không đơn giản hóa cái nhìn về Phật giáo Campuchia
Ghi nhận việc xuất hiện tu sĩ Phật giáo và cờ Phật giáo trong sự việc mất trật tự trên biên giới Việt Nam – Campuchia có thể là một kiểu show diễn, nhưng khi tìm hiểu về Phật giáo Campuchia, cũng không nên đơn giản hóa vấn đề, cho rằng mọi thứ là đóng giả, không đáng quan tâm, cũng như cho rằng Phật giáo Campuchia là thuần nhất.
Qua các tài liệu hầu hết tiếng Anh và biên soạn từ các tác giả nước ngoài mà tôi có dịp tiếp xúc, thì có vẻ Phật giáo Campuchia cũng phần nào phân hóa theo những xu hướng chính trị phức tạp ở Campuchia. Điều đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng của các thế lực chính trị lớn, cụ thể là từ chính quyền hiện tại của Đảng Nhân dân Campuchia (Đại phái), từ hoàng gia (Pháp phái), từ đảng đối lập và từ nguồn cúng dường do người Campuchia ở các nước phương Tây (hình thành sự phân hóa khác ở mức giới hạn hơn).
Một số tài liệu cho rằng phía đối lập Campuchia có một nhóm Phật giáo “tăng trẻ”, thì ngoài việc cho rằng đó là kết quả của những kiểu show diễn, thì cũng có hướng chú ý đến nguồn cúng dường của một bộ phận tín đồ đã chi phối khuynh hướng chính trị của các tu sĩ Phật giáo. Mức mà chúng ta có thể nhận ra là cũng như tình hình chung Phật giáo thế giới, giáo quyền của Phật giáo Campuchia không phải mạnh và Phật giáo có thể bị lợi dụng. Việc lợi dụng đó có thể đi vào chiều sâu hơn từ các show dàn dựng hình thức thô thiển bề ngoài. Từ đó việc thu thập thông tin để hiểu nhiều hơn về Phật giáo Campuchia là cần thiết hơn bao giờ hết.
Ở Phật giáo Campuchia, hiện nay thái độ chính trị thường được bộc lộ rõ ràng, mạnh mẽ kiểu “tăng trẻ” theo đảng đối lập CNRP. Tuy nhiên, nguồn cúng dường từ Phật tử, yếu tố chi phối hoạt động chính trị của các vị tăng sĩ thì kín đáo. Do đó, theo tôi, tìm hiểu xu hướng chính trị trong Phật giáo Campuchia nói chung, tìm hiểu Phật giáo Campuchia trong những sự việc ở biên giới Việt Nam-Campuchia gần đây phải đi theo hướng này.
MT
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.