;
Nhìn lại để thấy - phim Con Đường Giác Ngộ
Một bài học quý về Phật pháp
Những cảm nhận về phim "Con Đường Giác Ngộ"
Từ khi có duyên cùng làm trong dự án, tôi có gặp anh Mẫn vài lần, tuy giữa anh và đạo diễn Công Hậu có xảy ra vài chuyện bất đồng nhưng tôi vẫn rất tôn trọng anh vì nghĩ anh là người có Đạo Tâm rất đáng để tôi noi theo. Nhưng khi đọc bài của anh, tôi thấy choáng vì quá bất ngờ. Tôi rất lo lắng cho những Phật tử sơ cơ khi đọc bài này sẽ nhìn bộ phim không đúng như giá trị thật của nó, ảnh hưởng đến việc tu học của lớp trẻ, ảnh hưởng tới hoạt động hoằng pháp nói chung, nên tôi có đôi điều trao đổi với anh ở một số vấn đề cơ bản trong bài viết mà anh đã đăng.
”Phim Con Đường Giác Ngộ chưa đạt điều gì ?. “Tôi đọc bài báo xong thì thấy phần lớn là anh Mẫn “chưa đạt “chứ không phải là người khác chưa đạt. Ở những trang mạng khác cũng bài này lại có cái tên : PHIM CON ĐƯỜNG GIÁC NGÔ THIẾU TINH THẦN GIÁO LÝ CỦA PHẬT; với tiêu đề này anh muốn đẩy xa phật tử đến với phim Phật, và muốn đánh đổ sự nghiệp Hoằng Pháp của đông đảo chư tăng ni, Phật tử. Tôi nhắc lại cho anh nhớ, phía chùa Hoằng Pháp đã gởi kịch bản phim này lên BVH- GHPGVN TP. HCM, thầy Nhật Từ làm trưởng ban, và thầy mời anh cùng làm việc, thẩm định nội dung. Nhà Phật có dạy “ đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm ”. Và một trang khác nữa với cái tên :CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ - QUÁ TRÌNH THÂM NHIỄM TINH THẦN NHÀ PHẬT CỦA DIỄN VIÊN CÒN MỎNG. Tôi hết hồn cho hai chữ THÂM NHIỄM, phải chăng anh - hay người biên tập bài viết trên đang mỉa mai chơi chữ nhà Phật. Tôi tra lại từ điển tiếng Việt và kết quả như sau : “THÂM NHIỄM : Nói tật xấu ăn sâu vào tư tưởng, khó sửa chữa: Thâm nhiễm thói xấu của xã hội cũ.” Chúng tôi vô cùng thất vọng về anh. Trong toàn bài viết anh hay tung ra những cụm từ ; “nền giáo lý vĩ đại,” “ những nhân vật vĩ đại như Phật giáo” “ , linh hồn thoát tục,” “ giáo lý giải thoát của "Phật và chư Thánh chúng".” “ toát hiện phong cách Thiền của nhà Phật,”hay, “cái đẹp của cuộc đời Đức Phật “… Bằng những cụm từ mang hình tượng thiêng liêng quan trọng này anh Mẫn đã lợi dụng dùng làm kim chỉ nam, là những mệnh đề để tung hỏa mù đánh vào phim Con Đường Giác Ngộ, nhưng rồi anh lại biến những biểu tượng cao đẹp đó trở thành sự THÂM NHIỄM.Tinh thần nhà phật lại là sự THÂM NHIỄM chăng? Anh Mẫn cần phải xem kỹ lại điều này !.
Vào đầu bài viết anh Mẫn hâm lại chuyện cũ :
“Bộ phim "Con đường giác ngộ" với một nền giáo lý vĩ đại, những nhân vật vĩ đại như Phật giáo mà dự trù ban đầu thực hiện 4 tháng quả là liều, mà các báo từng bảo là mì ăn liền. Sau đó, không thể là 4 tháng mà kéo dài gần một năm...”
Thực
ra anh Mẫn và báo chí vì vọng tưởng nên sinh ra chấp trước, cho là liều và là
mì ăn liền, chứ trên thực tế ai làm việc gì cũng dự kiến phát sinh, phát sinh
thời gian, phát sinh tài chính, chính anh cũng nói “ dự trù ban đầu “ mà .Tùy theo tình hình thực tế và đặc thù
riêng của từng công việc, mà họ xử lý và giải quyết những phát sinh, cũng như
anh thấy đó, họ sẵn sàng kéo dài gần một năm để đủ độ chín, mục tiêu cuối cùng
của họ là vươn tới sự hoàn thiện, bám theo chất lượng, anh lo lắng thì người ta
cảm ơn .Sự việc lúc đó mới khởi đầu mà , mì ăn liền hay không là do báo chí lúc
đó họ nghĩ theo cách nghĩ của họ, chứ đã ra môn ra khoai gì đâu mà biết đó là
mì ăn liền. Một trung tâm Hoằng Pháp lớn như chùa Hoằng Pháp chẳng lẽ họ không
có kinh nghiệm quản lý.Tôi thấy anh nhắc lại chuyện cũ chẳng có ý nghĩa gì.
Ở một đoạn khác anh viết
:
Tôi hỏi anh Mẫn : làm sao anh biết đạo diễn, đoàn làm phim và diễn viên
không sống trong nội tâm đức tin tôn giáo…? Anh dựa vào đâu để dánh giá như vậy
?. Nếu có một người không thường xuyên đến chùa , hay họ chưa qui y mà bằng
cách nào đó họ có cách sống nhường nhịn, ít tham, sân, si, hay làm điều thiện,
nhìn chung là có đạo đức tốt, như vậy anh có cho là họ có mang tinh thần Phật giáo
hay không? Anh thường nói diễn viên phải sống trong chùa nhiều tháng mới thấm
nhuần…điều này là cần thiết. Tôi được biết đại đa số ekip làm phim đều là những
phật tử thuần thành, tôi có tiếp xúc với dàn diễn viên chính trong đoàn họ nói
: tiền catxe nhận được họ trích một phần để cúng các chùa và tham gia vào việc
cứu trợ từ thiện xh, vậy họ cũng có tâm đó chứ. Trước khi họ vào phim, theo
tiêu chí của chùa: diễn viên về chùa Hoằng Pháp 10 ngày, tại đây họ được thầy
Chân Tính trực tiếp thuyết pháp, sở dĩ họ về chùa 10 ngày là để tạm cách ly với
những sinh hoạt thế tục hằng ngày- vợ- con, luyến ái…dành thời gian nghiên cứu
kịch bản và hình dung vai diễn của mình,
Anh Mẫn là người hiểu sâu về Phật pháp thì
anh phải biết con người tu qua nhiều kiếp, ai cũng có sẵn Phật tánh ,nếu chủng
tử tốt khi có cơ hội thì chủng tử đó phát huy.Trong tu học Phật giáo có rất
nhiều người ban đầu chưa biết gì nhưng có duyên nghe được một vài lần khai thị
của quí thầy họ cũng ngộ đạo…Phật Pháp nhiệm màu. Theo tôi chỉ cần họ thành
kính trong công việc, cái từ trường Phật lực bên trong và bên ngoài của mỗi
người, sẽ giúp cho họ cảm nhận nhân vật theo định hướng nội dung kịch bản. Bằng
năng khiếu và chuyên môn nghành nghề họ hóa thân vào nhân vật . Thử hỏi như
chúng ta đây, mang tiếng nhiều năm học Phật nhưng đã tiến hóa được bao nhiêu ?,
Hay đụng đến là đầy sân si, ngã mạn…
Đối với các vai diễn về đức Phật trên
toàn thế giới, tiểu sử của họ ra sao, chúng ta sẽ bàn vào một dip khác, gấn đây
nhất, tôi có giao lưu với diễn viên
Gagan Malik người đóng vai Đức Phật trong phim Cuộc Đời Đức Phật tại chùa Hoằng
Pháp, một bộ phim mang tầm quốc tế của tổ chức Light of Asia Foundation, Sri Lanka với sự bảo trợ của Tổng
thống Sri Lanka đã phối hợp với Bollywood Ấn Độ đầu tư hàng triệu USD để thực
hiện bộ phim này.
Phim
có sự cố vấn của Giáo hội Phật giáo Sri Lanka, các nhà Phật học, các sử gia,
các nhà khảo cổ và các nhà văn hóa nổi tiếng.TT.Thích Nhật Từ (Trưởng ban Văn
hóa GHPGVN TP.HCM) đã làm việc với nhà sản xuất phim Vinodh Seneviratne và diễn
viên Gagan Malik cho phép giới thiệu phim tại Việt Nam, sau đó theo kế hoạch sẽ
chiếu trên toàn thế giới, nhưng anh Mẫn biết diễn viên Gagan Malik theo đạo gì
không ?,
Anh
ta là người theo đạo Bà La Môn, anh nghĩ sao về điều này ?…Nếu theo quan điểm
của anh Mẫn như trên thì cả một tổ chức mang tầm cỡ đó họ đã sai lầm ?, và bộ
phim đã không thành công?.
Anh
Mẫn chưa tìm hiểu hết nghệ thuật diễn xuất, công tác đạo diễn và chưa có cái
nhìn bao quát sâu rộng về vấn đề này nên mới có những đặt vấn đề như trên.
Một cảnh quay trong phim Con Đường Giác Ngộ
“Liệu cơm gắp mắm, thay vì 6 tập cắt xuống còn 4 tập, và để cô đọng ý nghĩa hơn, đạt yêu cầu nghệ thuật hơn, chỉ cần hai tập cũng đủ nói lên cái hồn của phim, cái chất của các diễn viên và cái đẹp của cuộc đời đức Phật.”
Anh không thể tham gia
sâu hơn về vấn đề này, bao nhiêu tập là tùy ở nội dung câu chuyện đòi hỏi dài
hay ngắn, và ý tưởng hoằng pháp riêng của chùa Hoằng Pháp. Mục đích của bộ phim
là :” khái quát lịch sử 49 năm hoằng Pháp của Phật và thánh chúng, với những
nội dung quan trọng và căn bản về giáo lý, nhằm mục đích hoằng pháp sâu rộng
cho nhiều tầng lớp tín đồ phật tử và bổ ích cho những ai muốn bước đầu học
Phật”.Anh là người trong cuộc anh cũng thừa biết chuyện này, với chiều dài lịch
sử và sự nghiêp đồ sộ, mang tính nền tảng của Đạo Pháp như vây mà gói gọn trong
4h-6h là một cố gắng lớn của tác giả .
Nhân đây tôi xin gỏi đến nguyên văn ý kiến thẩm định nội dung của anh Mẫn để chúng ta cùng suy ngẫm .Để thấy được cái trước và cái sau của anh Minh Mẫn là bất nhất. Để khi đọc bài của anh chúng ta cần phải tỉnh táo mà nhìn nhận.
( kịch bản: Nẻo về cõi Phật, nay đổi
tên thành: Con Đường Giác Ngộ )
LƯU Ý :Trong hai văn bản thẫm định dưới đây có ghi ngày không khớp với thời gian giữa lần 1 và lần 2, chúng tôi kiểm tra lại thư trong máy vi tính thì ngày gởi thư cho chúng tôi : văn bản thẫm định lần 2 là ngày 2/4/2012 ( có lẽ anh Mẫn nhầm )
THẨM ĐỊNH PHIM NẼO VỀ CÕI PHẬT LẦN 1
Như hầu hết những bộ phim làm về lịch
sử Phật giáo, hoặc lịch sử cuộc đời đức Phật, bộ phim trên đây vẫn phải theo
đúng nguyên tắc tôn trọng tinh thần thực của Phật giáo.
Cái khó của người viết kịch bản, là không đi ra ngoài
khuôn phép định hình của một tôn giáo mà vẫn lôi cuốn quần chúng. Bởi vì sinh
hoạt tôn giáo nếu không nói là khô cứng so với những gì hấp dẫn mà phim cần lôi kéo một cách thế tục cho người xem. Phần diễn
xuất càng khó hơn khi diễn viên lột tả được nội dung vấn đế qua ánh mắt, động
tác thể hiện đúng đạo phong của một tôn giáo mà không bị khiên cưỡng hoặc hài
hước.
Đó là yêu cầu tinh thần rất khắc
nghiệt của người làm phim tôn giáo. Để làm mềm bản chất khô khốc của tôn giáo,
người sáng tác kịch bản hay một áng văn không thể thiếu yếu tố hư cấu. Hư cấu là gia vị cần
thiết cho người thợ nấu, cũng thế, không thể rập khuôn một quy tắc định sẵn của
một tôn giáo mà tác giả kịch bản là tấm gương phản chiếu trọn vẹn, nếu thế thì
sẽ thất bại hoàn toàn và tôn giáo không cần một kịch bản như thế vẫn lưu tồn
giá trị nguyên bản của mình khi đến với quần chúng. Phim ảnh là ngôn ngữ nghệ
thuật thì kịch bản cũng phải là công thức tạo nên ngôn ngữ đặc thù ấy.
Qua kịch bản NẺO VỀ CỎI PHẬT của Đỗ
Tài có những điểm mạnh và yếu như sau:
1/
Kịch bản tránh được một số huyền thoại thiếu tính khoa học của hầu hết các tôn
giáo phạm phải. Tác giả lách một cách khôn khéo nhẹ nhàng mà người đọc, xem vẫn
hiểu vấn đề xẩy ra một cách hợp lý,
2/
Kịch bản ngắn gọn mà vẫn trọn vẹn tinh thần sinh hoạt suốt 49 năm của đức Phật
cùng chư đệ tử.
3/ kịch bản thể hiện được tinh thần tôn trọng
đức Phật và các đệ tử qua các câu đối
thoại một cách tinh tế.
Phần
yếu của kịch bản:
1/
Tác giả chưa mạnh dạn hư cấu để nội dung tạo sự hưng phấn thêm ngoài những yếu
tố cơ bản của tôn giáo.
2/
Một vài địa danh, tên nhân vật chưa chuẩn xác – điều nầy đã được sửa chữa xong
3/
Suốt từ lúc vào đề đến lúc kết thúc, giai điệu
trầm lắng như giòng chảy của sông Hương. Nhất là đoạn kết diễn đạt đức
Phật nhập Niết Bàn chưa tạo cho khán giả một cảm xúc dâng trào. Đây là yếu tố
đậm nét tạo cho người xem còn lại cái gì đáng nhớ trong khi ra về. Nên nghiên
cứu bổ sung gấp.
4/
Phần thần thông của Mục Kiền Liên dễ tạo tính mâu thuẩn của thần lực, ví dụ
chiếc cầu bị gãy, hoặc người xem cũng có thể nghĩ là Mục Kiềh Liên nhỏ nhen đối
với ngoại đạo, hoặc thần thông không đủ khả năng tuyệt đối. Bởi vì cả hai vấn
đề đếu không lột tả được tinh thần vị tha của Tăng sĩ Phật giáo. Mục Liên dùng thần thông để cảm
hóa tính keo kiệt của lão bà dễ tạo sự ngộ nhận về việc cưỡng bức.Dùng quyền
lực giáo hóa như thế không đúng tinh thần PG.
5/
Đoạn ngũ ấm ma nên diễn đạt thế nào để người xem hiểu rằng năm loại ma cũng là 50 loại ma, vì 50 loại ma
đó phát xuất từ ngũ ấm ma biến hiện. Nếu nói một cũng chưa đủ.
6/
Phần Ma Đăng già và Anan chưa lột tả sâu sắc để người xem thấy được nguy hiểm
của sắc dục và Anan giác ngộ nhờ triết lý thẩm vấn giữa đức Phật và Anan.Phần
nầy rất quan trọng xiển dương cái tâm của nhà Phật.
Tóm lại, kịch bản tôn trọng được tính
thực của lịch sử nhưng chưa tạo được sự lý thú của lịch sử mà không đánh mất
tính thực.Một vài đối thoại chưa mang tính sâu sắc của triết lý tôn giáo.Các bộ
phim trước của nhiều tác giả cũng bị cản trở những nguyên tắc khô cứng của tôn
giáo. Tác giả chưa dám mạnh dạn tạo sức thu hút bằng những hư cấu không quá
phàm tục.
Dẫu sao, đây cũng là một kịch bản đáng tán dương, nhiều công phu điều nghiên suốt 49 năm hoằng pháp của đức Phật. Một phần thành công còn tùy thuộc vào sự diễn xuất của nghệ sĩ phim trường.
MINH
MẪN
09/3/2012
THẨM ĐỊNH FILM Lần thứ 2 “ NẺO VỀ CÕI PHẬT”
Sau nhiều lần chỉnh sửa do sự góp ý của tôi – Minh Mẫn – những danh từ chuyên môn, tên nhân vật, địa danh, lời thoại và diễn tiến cho đúng với phong cách Phật giáo, nhận xét cuối cùng:
-
Tác giả
có tinh thần trách nhiệm về kịch bản cũng như nội dung chuyển tải
-
Tác giả
thận trọng từng lời thoại và tình tiết hư cấu
-
Tác giả
có tâm khi xây dựng xuyên suốt cốt truyện làm nổi bậc từng nhân vật, từng vấn
đề để nói lên sự thành công của đức Phật trong vấn đề chuyển hóa con người và
xã hội lúc đương thời.
-
Nghệ
thuật hóa lịch sử tôn giáo là việc khó mà không làm lệch lạc, đánh mất tinh túy
của tôn giáo là một việc làm khó hơn.
-
Qua nội dung và bố cục cho thấy tác giả không
nặng về kinh doanh nghiệp vụ thực hiện bừa bãi, mà trong đó, rất cẩn trọng dành
một vị trí tôn kính đúng mức đức Như Lai
- Kịch bản chú trọng đến nét đặc thù về sinh hoạt, kiến trúc, trang phục và tập quán đương thời lúc bấy giờ. Vì thế có thể tin rằng bộ phim có giá trị về sử liệu và chất lượng.
Hy vọng, rút kinh nghiệm những bộ phim
tiền tiêu, tác giả, đạo diễn và anh chị em diễn viên sẽ tránh được nhược điểm để bộ film có giá trị hơn.
Thừa ủy nhiệm TT Thích Nhật – tôi quyết định
kết thúc công đoạn kiểm duyệt nội dung để tác giả tiến hành những công đoạn còn
lại cho kịp trình chiếu trước quần chúng
vào dịp Phật đản 2557 sắp tới.
Hốc Môn ngày 01/3/2012
Cư Sĩ MINH MẪN
Như vậy đó, về kịch bản anh Mẫn cho là “có giá trị về sử liệu và chất lượng”. Kịch bản được đánh giá là nền tảng của điện ảnh, là đường bay của bộ phim, nó chiếm hơn năm mươi phần trăm quyết định sự thành công của bộ phim trong tương lai, nếu anh có một kịch bản tốt thì anh yên tâm thành công 50%…còn lại là phần chuyển kịch bản thành hình ảnh, trong trường hợp mà đạo diễn có yếu lắm thì cũng kiếm được 30% nữa…
Theo đánh giá của những nhà chuyên môn, thành
viên Trung Tâm UNESCO điện ảnh đa truyền thông VIỆT NAM, mà chùa Hoằng Pháp mời
đến trong buổi chiếu phim, họ để lại nhận xét như sau : “Phật giáo được xem là
một tôn giáo uyển chuyển. Bởi Phật giáo quan niệm toàn bộ hệ thống giáo điển là
phương tiện để giúp chúng sanh vượt thoát sanh tử. Tất cả những gì chân chính
thuần lương đều thích hợp với đạo Phật. Điều này đã giải thích cho việc Phật
giáo có một mối giao thoa rất lớn đối với văn hóa các dân tộc bản địa, tạo nên
nét đặc trưng riêng trên mỗi quốc gia và có được chỗ đứng vững chắc trong lòng
dân tộc.. Cũng vậy phim CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ, Phật Pháp mà thuần Việt. Cách tiếp cận nội
dung và cách kể câu chuyện đầy sinh khí, hấp dẫn. Trong cõi đời đầy tham, sân,
si, phiền não, những tranh chấp thị phi,
lại bật ra một con đường giác ngộ, “Phật Pháp bất ly thế gian giác”.Phim
CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ có cái nhìn riêng, tạo
được ấn tượng, có thể nói là một bộ phim hay, vượt trội so với những bộ phim
Phật giáo trước đây ở nước ta, chúc mừng thầy Chân Tính, cảm ơn ekip làm phim
“.
Tác phẩm nghệ thuật khi nó thành công,
tự nó đi vào lòng đông đảo công chúng, nó có giá trị và sức sống nội lực riêng.
Theo nhận xét của một nhóm Phật tử sau khi xem xong họ đã có bài viết cảm nhận
như sau: ” Bốn tập phim dài 6 tiếng đồng hồ nhưng mọi người rất chăm chú theo
dõi, những tràng vỗ tay sau những cao trào, sau những tình tiết thú vị, và
những giọt nước mắt lăn tròn trên gương mặt đầy xúc động. Đó là thước đo chân
thực nhất của một tác phẩm nghệ thuật, vì tác phẩm nghệ thuật đã chạm đến trái
tim con người…. ”
“Bằng những tình huống dựa theo lịch sử, tác
giả và đạo diễn đã tạo ra nhiều cung bậc nhịp điệu sâu lắng nhưng cũng vô cùng
gay go quyết liệt, giữa cái đạo và đời đầy dẫy những mâu thuẩn, trong một thời
gian dài, thời kỳ đầu khi giáo hội mới hình thành, “…” Theo tính tuyến của câu
chuyện, qua từng chặng đường thời gian, mạch phim và tình huống cao trào càng
lên cao hơn kèm theo những bài thuyết giảng cao siêu hơn khi Phật dần về già.
Phật nói về Kinh Bát Nhã : Tánh không
của các pháp mỗi khi gặp đủ nhân duyên . Những bài kinh được tóm lược qua lời
thoại thuyết giảng của Phật và Thập Đại Đệ Tử qua mỗi thời khác nhau, dần hiển
lộ rõ con đường giác ngộ trong lòng người xem. ”
Sau khi xem phim xong có vẻ như bộ phim đã
thuyết phục anh Mẫn, nhưng anh vẫn dối lòng mình nên đánh giá đầy gượng gạo :
“đạt 80 % thuần túy giải trí, ”có thể dùng từ” giải trí thuần túy” ở đây được
không? Khi mà một bộ phim mang tính đặc thù riêng của Phật giáo chuyển tải một
hệ thống giáo lý mang tính chính luận, nhằm hoằng hóa Phật tử trên con đường
giác ngộ. Có “thuần túy giải trí” hay không ?Câu hỏi này chúng tôi xin dành lại
cho quí bạn đọc. Anh Mẫn phủ nhận phần nội dung mà chính anh đã thừa nhận, và
hàng triệu Phật tử đang đang rất trân trọng, anh Minh Mẫn đã tung “hỏa mù” vào
dư luận với những bài viết như trên ,làm lệch lạc vấn đề, phản ảnh không trung
thực, anh quần đi quần lại soi tìm những lỗi nhỏ trong phim để phê phán.
Thưa anh Mẫn chúng tôi cộng” 80 % hình thức -
giải trí thuần túy”theo nhận xét của anh sau khi xem phim, và phần thẩm định
nội dung kịch bản trước đây : “ có giá trị về sử liệu và chất lượng.” “vậy là
chúng tôi quá thành công rồi phải không ?.”
Chúng tôi đâu dám chủ
quan tự bằng lòng, hơn 30 năm làm nghề, mỗi khi trình chiếu một bộ phim mới chỉ
momg khán giả xem thấy hay là mừng rồi, những sai sót gần như không tránh khỏi
trong phim, nhưng phải cố gắng đừng để những lỗi sai cơ bản, mỗi đạo diễn có
cách sáng tạo, cách kể câu chuyện và cách tình bày riêng trong tác phẩm của
mình dựa theo câu chuyện kịch bản, họ biết thế mạnh và điểm yếu của diễn viên
mình mà khai thác, anh nên tôn trọng cái quyền làm nghề của họ, đừng nói theo ý
chủ quan của mình.
“Và nếu, chùa có kinh nghiệm hơn, sẽ nhờ nhiều
cố vấn phim trường và chắt lọc kịch bản cô đọng để lấy cái hồn không bị dàn
trải quá rộng,người xem sẽ cảm xúc được linh hồn thoát tục của một bộ phim thể
hiện giáo lý giải thoát của "Phật và chư Thánh chúng". Khi xem xong,
người xem sẽ có cảm giác nhẹ nhàng tươi mát hơn.Thể hiện cái hồn của Phật giáo
không cần phải kỹ thuật rườm rà, "kỹ nghệ nặng". Một chung trà của
"Trà Đạo", một cánh hoa của "ikebana" một cách dương cung
của nghệ thuật bắn tên cũng toát hiện phong cách Thiền của nhà Phật mà Phật
giáo Nhật Bản đã chuyển hóa vào đời sống thường nhật.
Đây là một kinh
nghiệm cho những bộ phim sau nầy.Nếu chỉ xem đây là bộ phim giải trí thuần túy
thì đáp ứng 80% cho quần chúng Phật tử đang chờ đón.”
Thật buồn cười cho những
lời dạy dỗ cuối trong bài viết. Thưa anh mỗi dân tộc một phong cách, mỗi loại
hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng, chỗ đứng của nó, như vậy mới phong phú
đa dạng ."Trà
Đạo""ikebana" “nghệ thuật bắn tên của Nhật Bản ” là chuyện của họ, anh đem vào đây làm
gì ? Chúng ta cần là cần cái tìm tòi sáng tạo hơn “hiện đại mà dân tộc ”hơn nữa
những điều anh mang ra chỉ vẻ nó rất xa vời với ngôn ngữ điện ảnh. Mỗi công
việc đều có tổ chức và kế hoạch, anh không nên lên giọng chỉ bảo theo kiểu “kẻ
cả bề trên.”Anh càng nói người ta càng thấy anh không thực lòng, hình như do
một lý do riêng tư nào đó chiếm hết tâm trí anh, nên anh không thể có cái nhìn
khách quan, đừng giận cá mà chém thớt.
Anh
phải thấy vui, mấy đêm rồi chùa Hoằng Pháp đông nghịt người đến xem phim CON
ĐƯỜNG GIÁC NGỘ, rồi sau này, nhà nhà Phật tử có đĩa, câu chuyện về đức Phật và
con đường giác ngộ sẽ gieo hạt giống bồ đề trong tâm thức mỗi người, sự tiến
hóa của họ trong anh có một phần công đức.
Cái
gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim.
Những
gì ta cho đi một cách thật lòng thì mãi mãi là của ta.
Nhà Phật có dạy :
Đáng
tiếc chúng ta phải trao đổi những điều như trên.Những vấn đề xung quanh bài
viết của anh Minh Mẫn, còn rất nhiều điều để bàn, nhưng đến đây cũng đủ cho quí
Phật tử nhìn nhận những gì đúng sai.Nếu có duyên xin đàm luận tiếp vào dịp
khác.
Trân trọng.
Nguyễn Đình Gia Lê – Nguyên Tâm.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.