Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Phương pháp thực tập để khơi dậy lòng hiếu thảo

Tác giả Chùa Hoằng Pháp
05:50 | 28/06/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hiếu đạo là đại phúc đức, có thể mở mang trí tuệ rộng lớn nhất, thúc đẩy sự nghiệp của chúng ta thành tựu. Cúng dường cha mẹ tương đương với cúng dường Phật, ruộng hiếu kính sẽ cho những vụ mùa bội thu. Từ xưa đến nay, tiêu chuẩn đầu tiên tuyển chọn trọng thần chính là hiếu thảo.

Hỏi: Làm thế nào để con khơi dậy lòng hiếu thảo?

Đáp: Hiếu đứng đầu vạn hạnh, hiếu là điều kiện tiên quyết để thành tựu nhân cách đạo đức. Cha mẹ và con cái có mối liên hệ thiên bẩm, tâm hiếu thuận, báo ân cũng là thiên tính của con người. Nếu lòng hiếu thảo đối với cha mẹ không còn mảy may, thì đó có thể xem là điều bi ai nhất của đời người. Muốn khơi dậy lòng hiếu thảo, đầu tiên phải nghĩ đến việc không có cha mẹ thì không có mạng sống của chúng ta. Mẹ mang thai 10 tháng, chịu đủ khổ não, ấp ủ mầm sống của chúng ta. Sau khi sinh nở, mẹ cho bú mớm 3 năm, đút cơm bón canh, thương yêu hết mực, đem cả tâm huyết nuôi dưỡng chúng ta. Đêm ngủ chúng ta tiểu ra giường, mẹ liền dời chúng ta qua chỗ ráo, phần mình thì nằm chỗ ướt. Chúng ta đau bệnh, mẹ càng thêm lo lắng, hận rằng không thể bị bệnh thay con… Ân đức của cha mẹ cao rộng hơn cả đất trời! Cho nên, chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ. Động vật còn nhớ ơn nuôi dưỡng, huống là con người!

Tiếp đó, nên suy nghĩ rằng bản thân chúng ta rồi cũng sẽ trở nên già nua, hiện giờ chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ của mình, giúp họ có được sự an lành về cuộc sống tinh thần và vật chất, con cái chúng ta thấy được thái độ đối xử với cha mẹ của chúng ta, sau này cũng sẽ hiếu dưỡng chúng ta như vậy. Nếu giờ chúng ta bất hiếu với cha mẹ mình, tương lai con cái sẽ bất hiếu với chúng ta. Ví dụ, chúng ta ở trong căn phòng rộng rãi, sáng sủa, để cha mẹ ở trong căn phòng chật hẹp, tối tăm, thì con cái sau này sẽ cho chúng ta vào ở trong xó nhà, chẳng thèm đoái hoài đến.

Thứ nữa, hiếu đạo là đại phúc đức, có thể mở mang trí tuệ rộng lớn nhất, thúc đẩy sự nghiệp của chúng ta thành tựu. Cúng dường cha mẹ tương đương với cúng dường Phật, ruộng hiếu kính sẽ cho những vụ mùa bội thu. Từ xưa đến nay, tiêu chuẩn đầu tiên tuyển chọn trọng thần chính là hiếu thảo. Ai ở nhà hiếu thuận cha mẹ thì ở đơn vị sẽ là người trung thành, tận tụy. Nếu đem tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ này mở rộng thành hiếu thảo đối với tất cả chúng sinh, thì liền có thể trở thành Thánh hiền. Giống như Bồ-tát Địa Tạng khi còn là Quang Mục và con gái Bà-la-môn, do mở rộng được tâm niệm hiếu thảo đối với cha mẹ hiện đời, mà thành tựu được bi nguyện phổ độ tất cả chúng sanh.

Ngoài ra, hiếu còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta khởi niệm muốn đi đánh bạc, nghĩ đến việc thân thể, tóc da của mình đều từ cha mẹ mà ra, nếu mình đánh bạc đến sạt nghiệp, cha mẹ sẽ rất đau khổ. Việc khiến cha mẹ mình cảm thấy đau khổ thì mình không thể đi làm. Chúng ta càng không thể tạo các ác nghiệp sát, đạo, dâm, vọng, để khiến cho cha mẹ mình không còn mặt mũi nào nhìn người khác. Vì vậy, một niệm hiếu thảo còn có thể chuẩn mực hóa hành vi của chúng ta, giúp chúng ta làm một con người có đạo đức, có trí tuệ, có thể tạo dựng sự nghiệp lớn trong xã hội, cha mẹ sẽ cảm thấy rất tự hào, dòng họ cũng được vinh dự lây. Nếu chúng ta lỡ dại làm việc phạm pháp bị bắt bỏ tù thì đó thực sự là việc bất hiếu cùng cực.

Tất cả các phương pháp trên đây đều giúp khơi dậy được lòng hiếu thảo. Là người tu tịnh nghiệp, hiếu dưỡng cha mẹ là điều đầu tiên trong tịnh nghiệp tam phước, chúng ta phải nên y giáo phụng hành.

Người giảng: Thích Đại An

Tịnh Văn dịch từ: http://www.xiangke.com/memberWordAction!info.action?id=4161748

lòng hiếu thảo cha mẹ báo ân sinh thành mang thai hiếu đạo hạnh hiếu hiếu dưỡng cha mẹ vu lan báo hiếu báo hiếu

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa lễ tự tứ

Ý nghĩa lễ tự tứ

Làm thế nào để việc đạo và đời được trọn vẹn

Làm thế nào để việc đạo và đời được trọn vẹn

Những gia đình chư tăng không nên đến

Những gia đình chư tăng không nên đến

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Hộ trì sáu căn phước đức vô lượng

Hộ trì sáu căn phước đức vô lượng

Nhân duyên nào Phật chế định pháp An cư kiết hạ

Nhân duyên nào Phật chế định pháp An cư kiết hạ

Tu pháp bố thí như thế nào cho đúng

Tu pháp bố thí như thế nào cho đúng

Sanh con trai hạng nào nào thì có phước đức

Sanh con trai hạng nào nào thì có phước đức

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Người Phật tử lý tưởng: đầy đủ tín, giới, thí, tuệ

Người Phật tử lý tưởng: đầy đủ tín, giới, thí, tuệ

Hãy tin vào sức trẻ

Hãy tin vào sức trẻ

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Bài viết xem nhiều

Ba dấu ấn của chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Tháng Bảy vu lan về…

Tháng Bảy vu lan về…

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN