;
Hình minh họa - Nguồn internet
Có nên xây chùa đồ sộ to lớn ?
Phải chăng đang có một âm mưu thâm hiểm chống phá Phật giáo Việt Nam ?
Tôi cũng phản đối chùa thu tiền lễ ở mức cố định, thay vì tùy hỷ.Tóm lại, chỉ trích rất nặng nề, hiểm ác.
Nhưng, cần đặt vấn đề là tại sao báo chí cứ nhắm vào việc chùa Phúc Khánh thu tiền lễ cố định, dù chỉ áp dụng trong lễ cúng sao đầu năm, cúng cho khách thập phương trọn năm.
Trong khi đó, việc thu tiền lễ mức tiền cố định ở Công giáo Rô ma Ca tô lích áp dụng cả năm (bên cạnh tiền thau mỗi thánh lễ), thì từ trước đến nay không có tờ báo nào đả động tới.
Bạn đọc yêu cầu tôi phản công tập kích truyền thông đạn bẩn vào Phật giáo Việt Nam, vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam bằng việc gửi cho tôi bản chụp “Quy định việc xin lễ” do Xứ Tân Sa Châu, TPHCM ban hành, có đóng dấu tròn, chữ ký của linh mục Nguyễn Hữu Triết, có dẫn quy định của Giáo phận.
Dưới đây là ảnh chụp lại, tôi không điều kiện kiểm tra bản chính. Chúng ta bình luận tạm bằng ảnh chụp lại.
Quy định nói trên đề phòng cao độ tình trạng như chùa Phúc Khánh đã bị, nên dù là quy định, nhưng có lời mở đầu và nhấn mạnh việc tự nguyện hoàn toàn.
Chánh xứ không đưa biểu giá mà trích dẫn Tòa Giám mục: Giáo Phận Sài Gòn đã quy định tối thiểu 250.000đ/lễ.
Quản lý Giáo phận là Tòa Tổng Giám mục. Đó là mức tiền cố định nhưng tối thiểu.
Họ rất khôn ngoan, nên chia giá vé lễ hai hạng. Hạng 250.000đ là rao ý lễ. Thấp hơn thì “không rao ý lễ, tùy hỷ, không nhận ghi lễ mà bỏ vào thùng” (tiền và lời cầu nguyện).
Do đó, họ sẽ tránh trường hợp mà chùa Phúc Khánh bị kẹt chỉ nhận lễ một mức tiền, không đủ tiền nộp thì không có cách nào khác, chỉ có mỗi đường là bị báo chí chỉ trích không làm lễ cho người nghèo (?).
Tới đó là xong. Chùa Phúc Khánh thật thà, nhưng không khéo léo: không đủ tiền không nhận.
Còn Giáo phận Sài Gòn (họ luôn luôn dùng từ “Sài Gòn”, tránh không dùng từ “TPHCM”) thì nhận tất cả mọi mức tiền. Nhưng dưới mức quy định thì bỏ vào thùng mà thôi, KHÔNG RAO Ý LỄ. Không có tiền cũng được, chỉ có ý lễ thì vẫn nhận nhưng không rao.
Có lẽ, quá dài dòng diễn giải để bạn đọc so sánh và từ đó suy nghĩ.
Điều có thể kết luận ở đây là MỘT SỐ TỜ BÁO ĐÃ CỐ Ý NHẰM VÀO PHẬT GIÁO ĐỂ PHÊ PHÁN VÀ TRÁNH CÔNG GIÁO.
Trong khi đó, quy định của Giáo phận Sài Gòn được áp dụng trên phạm vi toàn TPHCM, có vài trăm nhà thờ, giáo họ, giáo điểm, nhà nguyện phạm vi áp dụng rất rộng, rất khác với quy định của chùa Phúc Khánh, chỉ một chùa này áp dụng.
Bản chụp “Quy định việc xin lễ”.
Thông tin này sẽ được sử dụng ở các bài tiếp theo: đánh giá quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và truyền thông đại chúng.
Tại sao truyền thông đại chúng chỉ cứ nhằm vào Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, để tập kích.
Đối với báo chí, Giám mục là “Đức” này “Đức” nọ, dù định mức thu tiền là của Giáo phận là do Đức Cha ký. Ký quy định thu tiền như thế, nhưng Đức Giám mục vẫn như ngự trên các tầng trời, thu tiền nộp về tòa tổng vui vẻ. Báo chí không bao giờ dám mà sờ đến một chân lông.
Còn tội nghiệp các thầy Phật giáo, bị báo chí nhiếc mắng đủ điều, dù thu lễ chỉ hơn phân nửa so với tôn giáo bạn. Bị yêu cầu trả lời chất vấn, yêu cầu phải giải thích tại sao thiếu 50 ngàn thì không nhận ghi danh, đòi có phản hồi, đòi đưa lên Quốc hội v.v…
Đây cũng là một minh chứng cho thuyết cải đạo của tôi: Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất suy yếu, đến nỗi bị báo chí tập kích đánh phá vô lý như thế.
Để nhằm mục tiêu người đi chùa chán chường với một Phật giáo “trục lợi”, chỉ cá biệt một chùa thu tiền lễ 150 ngàn, người đi chùa cải đạo sang Ca tô lích, hân hoan đóng tiền lễ 250 ngàn đồng đến nhà thờ nào cũng cùng giá?
MT
______________________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.