Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh suy yếu, cho phép 5 đại đệ tử về thăm

Tác giả Hồng Lam
01:36 | 17/09/2020 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Chính quyền Việt Nam vừa cho phép năm đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập môn phái Làng Mai nổi tiếng thế giới, về Huế thăm viếng trong lúc sức khoẻ của ông đang ngày một suy yếu.

thien_su_thich_nhat_hanh.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thường được gọi là Sư Ông Làng Mai, đã trải qua cơn đột quỵ hồi năm 2014, nhưng sau đó hồi phục. Từ đó đến nay, ông vẫn phải ngồi xe lăn và không thể nói chuyện được mặc dù tinh thần được cho là ‘vẫn rất tỉnh táo’.

Cách nay gần hai năm, Thiền sư đã đáp chuyến bay từ Bangkok, Thái Lan, nơi ông đã tĩnh dưỡng kể từ tháng 12 năm 2016, về Việt Nam trong chuyến đi được Làng Mai mô tả là ‘lần về quê cuối cùng’.

Kể từ đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hiện 95 tuổi, đã về lại tổ đình Từ Hiếu ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nơi ông đã thọ giới xuất gia năm 16 tuổi, để an dưỡng theo ước nguyện ‘lá rụng về cội’.

‘Suy yếu nhiều’

Theo công văn đề ngày 15/9 mà VOA tiếp cận được, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 ‘nhất trí cho phép’ 5 vị đại đệ tử của Sư Ông từ các nước trên thế giới được nhập cảnh vào Việt Nam thăm viếng.

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam và thế giới… mấy ngày qua sức khoẻ của Thiền sư trở nên suy yếu đi rất nhiều và có thể viên tịch trong những ngày tới,” công văn của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 viết.

“Năm vị Tăng có nguyện vọng được về Việt Nam để thực hiện bổn phận của đệ tử trước người Thầy khả kính là phù hợp với truyền thống hiếu nghĩa của văn hóa nước ta.”

Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 ra quyết định này sau khi nhận được đề nghị của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và pháp môn Làng Mai của ông không trực thuộc Giáo hội này.

Công văn do phó trưởng Ban, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, ký yêu cầu các cơ quan liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế ‘tạo điều kiện nhập cảnh, kiểm dịch, cách ly, xét nghiệm virus corona’ và ‘bố trí xe chuyên dụng để đưa các vị tăng này từ sân bay về thẳng nơi cách ly’.

‘Chuẩn bị cẩn thận’

Trong emai hồi đáp VOA, sư cô Chân Không, một đại đệ tử và là người thân cận của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, xác nhận về sự việc nêu trong công văn này.

Theo giải thích của sư cô, bất cứ ai về Huế trong thời điểm này đều phải bị cách ly trong thời gian rất dài, bao gồm cách ly tập trung hai tuần sau khi về đến sân bay, sau đó về Huế lại cách ly thêm hai tuần nữa, nên Làng Mai ‘phải chuẩn bị cẩn thận để khi bất cứ chuyện gì xảy ra thì một số các đệ tử phương xa của Thầy đều có mặt’.

“Là đệ tử, chúng tôi luôn cố gắng làm tất cả những gì mình có thể làm để Thầy luôn có đầy đủ sự yểm trợ khi cần đến, và với tình trạng Covid-19 hiện giờ, chúng tôi cũng phải thay đổi những dự án cho phù hợp với hoàn cảnh,” sư cô viết trong email.

Về tình hình sức khỏe của Thiền sư, sư cô Chân Không cho biết: “Sau khi vượt qua được cơn tai biến như một phép lạ, sức khỏe của Thầy chúng tôi mỗi năm mỗi yếu.”

“Có những ngày Thầy khỏe và các thị giả đẩy Thầy đi dạo quanh chùa, vào thăm liêu Sư cố, đôi khi còn tiếp khách nữa. Lại có những ngày khác Thầy mệt, nghỉ ngơi trong thất.”

Theo kế hoạch chuẩn bị của Làng Mai thì sau khi hết thời hạn cách ly, các đại đệ tử sẽ có mặt vào dịp sinh nhật của Sư Ông, 11/10.

“Chúng tôi biết rằng điều làm cho Thầy chúng tôi rất vui và sống lâu là khi nghe các đệ tử xuất sĩ cũng như đệ tử cư sĩ khắp nơi trên thế giới thực tập những điều Thầy dạy trong đời sống hằng ngày,” sư cô Chân Không viết.

‘Lá rụng về cội’

Khi về đến Việt Nam hồi năm 2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi thư đến chư tăng ni dòng Từ Hiếu để nói rõ nguyện vọng của ông được ‘lá rụng về cội’.

Thư viết rằng trong hơn 70 năm qua kể từ khi rời Phật học đường Bảo Quốc ở Huế, ông đã ‘chuyên tâm và một lòng thực hiện sứ mệnh mà chư tổ đã tin tưởng và phó thác’.

“Giờ đây, chúng ta có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu của nhiều quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai đó, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa,” Thiền sư viết.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới đã đề ra khái niệm ‘Phật giáo Dấn thân’. Ông chủ trương đem Phật giáo để giúp các cá nhân và xã hội trên thế giới giải quyết các thách thức trong cuộc sống và của thời đại.

Ông sáng lập Đạo Tràng Mai Thôn ở Pháp vào năm 1982 (hiện nay có bốn tu viện và thiền đường) và sau đó mở rộng thêm các trung tâm Làng Mai khác ở Mỹ, Đức, Việt Nam, Úc, Hong Kong và Thái Lan. Các tu viện này là nơi tu tập của cả ngàn xuất sĩ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới và đều đặn tổ chức các khóa tu cho các cư sĩ.

Theo VOA Tiếng Việt

thiền sư thích nhất hạnh thích nhất hạnh thích nhất hạnh là ai làng mai sư ông làng mai tổ đình từ hiếu

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2023 tổ chức tại Thái Lan

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2023 tổ chức tại Thái Lan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm nơi đức Phật giác ngộ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm nơi đức Phật giác ngộ

Thông điệp Đại lễ Vesak 2023 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Thông điệp Đại lễ Vesak 2023 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?

Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?

Người cao tuổi vào chùa nương tựa

Người cao tuổi vào chùa nương tựa

Cấm hút thuốc ở các địa điểm tôn giáo

Cấm hút thuốc ở các địa điểm tôn giáo

Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu 2023

Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu 2023

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn thuyết mở đầu phiên Hội thảo của Tăng đoàn thế giới

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn thuyết mở đầu phiên Hội thảo của Tăng đoàn thế giới

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu tại Ấn Độ

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu tại Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu lần đầu tổ chức tại Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu lần đầu tổ chức tại Ấn Độ

Hội nhà sư Myanmar phản đối chính quyền quân sự

Hội nhà sư Myanmar phản đối chính quyền quân sự

Ngài Lama Zopa Rinpoche viên tịch

Ngài Lama Zopa Rinpoche viên tịch

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN