;
Tư duy quảng trường của Ca tô La Mã với Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi
Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi mở rộng, Công giáo hóa Quốc lộ 20 ?
TÔN GIÁO BẠN XÂY DỰNG CƠ SỞ HÀNH HƯƠNG TẠI SAO NÓI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHẬT GIÁO?
Một vài bạn đọc Phật tử đã hỏi tôi như vậy, khi thấy tôi viết và đăng trên facebook loạt bài về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi.
Số bạn đọc quan tâm đến loạt bài về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi cũng biến động rất kỳ lạ. Có bài có số lượt truy cập rất lớn, nhưng khi cũng đề tài đó, mà đi vào chi tiết, thì có bài số truy cập giảm chỉ còn… 0,2% so với bài trước đó. Thật không làm sao hiểu nổi?
Một số bạn đọc không quan tâm đến chuyện Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi có giải thích rằng do tôi nói chuyện tôn giáo khác, không thấy liên hệ đến đạo Phật.
Suy nghĩ như vậy là không đúng với giáo lý nhà Phật, vốn nhìn sự vật dưới con mắt nhân duyên. Mọi sự vật, hiện tượng đều tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau.
Nhiều người nói là tu Phật, nhưng kỳ thực lại phủ nhận quan điểm cơ bản này của đạo Phật. Đó là kiểu tu theo kiểu bịt mắt, bịt tai, bịt mũi, bịt miệng, cấm khẩu.
Như thế, hệ quả đương nhiên là không thấy, không nghe, không biết cái gì hết, thì còn gì để thấy nhân với duyên?
Ứng với đề tài mà chúng ta trao đổi đây, thì hệ quả sẽ là người tu tập một tôn giáo mà không biết gì về cục diện tôn giáo. Tức là không biết gì, không làm gì được đối với một trong ba yêu cầu trong tiến trình tu tập Phật pháp (là giác tha, hai yêu cầu còn lại là tự giác và giác hạnh viên mãn). Vì trong bối cảnh cải đạo, môi trường giác tha sẽ dần dần thu hẹp, số người bài xích, triệt hạ đạo Phật tăng lên, Phật giáo suy thoái, tiêu vong.
Qua loạt bài về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi đã đăng tải trên facebook Minh Thạnh, chúng ta đã thấy Đức Mẹ Núi Cúi không phải chỉ là một điểm hành hương, như Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ Bãi Dâu…, mà đó sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam, với mục tiêu đề ra là tập trung một triệu người. Xin nhấn mạnh, LÀ QUẢNG TRƯỜNG LỚN NHẤT VIỆT NAM, không phải riêng đối với quảng trường tôn giáo.
Ngoài ra, đây cũng là một thủ đô Công giáo Việt Nam, Vatican trong lòng Việt Nam, Phát Diệm mới ở miền Nam… Do đó, Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, mà nói đúng hơn là Trung tâm Công giáo Núi Cúi, sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc, và phức tạp đối với cục diện tôn giáo ở Việt Nam. Tất nhiên, trong cục diện tôn giáo thay đổi thì Phật giáo Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng tùy theo mức độ biến động của cục diện tôn giáo.
Bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết tác động của Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi đối với Phật giáo Việt Nam.
KHI NÀO ĐẠO CA TÔ LA MÃ LÀ CỪU, LÀ SÓI, LÀ HỔ?
Một bạn đọc có gửi cho tôi một thông tin rất nhiều ý nghĩa. Đó là lời của học giả Loraine Boettner (1901-1990) (1) về đạo Ca tô La Mã:
“Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).
Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).
Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)”
Ở Việt Nam, theo định nghĩa hình tượng của Loraine Boettner, thì đạo Ca tô La Mã là cừu, là sói hay là hổ, với kế hoạch về một quảng trường lớn nhất Việt Nam, có khả năng tập trung một triệu người, về một thủ đô Công giáo Việt Nam, một Vatican trong lòng Việt Nam, một Phát Diệm mới ở miền Nam?
Chúng ta đã có dịp phân tích tư duy lãnh địa là căn tính của đạo Ca tô La Mã. Do đó, căn cứ vào tiêu chí lãnh địa để xác định các giai đoạn mà đạo Ca tô La Mã ở Việt Nam ứng với các cấp độ theo Loraine Boettner, cừu/sói/hổ.
Để chi tiết ba cấp độ mà Loraine Boettner đưa ra, tôi đưa thêm hai cấp độ trung gian là cừu đang biến thành sói (cừu-sói) và sói đang biến thành hổ (sói-hổ).
Các khái niệm “thiểu số”, “ngang số”, “đa số” mà Loraine Boettner nêu ra đối với Giáo hội Ca tô La Mã cần được hiểu một cách linh động, không cứ nhất thiết căn cứ số lượng trong một quốc gia Hồi giáo thì khác với một quốc gia đa tôn giáo. Thiểu số Giáo hội Ca tô La Mã trong một quốc gia Hồi giáo như Ả Rập Saudi với một quốc gia Hồi giáo như Ai Cập cũng có khác biệt rất lớn.
Ở Việt Nam, một tín đồ đạo Ca tô La Mã hoạt động cho tôn giáo của họ hiệu suất cao hơn 20-30 lần so với tín đồ Phật giáo.
Cho nên ở đây việc hiểu thiểu số/đa số Giáo hội Ca tô La Mã sẽ là xu hướng diễn tiến sang một giai đoạn mới, có thay đổi về chất tạo nên tốc độ mới, tình trạng mới của việc gia tăng tín đồ, kết hợp với việc ghi nhận kết quả xây dựng các lãnh địa Ca tô La Mã.
Tiêu chuẩn của Loraine Boettner các định Giáo hội Ca tô La Mã là cừu, là sói, hay là hổ không phải chỉ nói lên tính chất riêng biệt của Giáo hội Ca tô La Mã, mà chính là nói lên tác động của Đạo Ca tô La Mã đến các đối tượng xung quanh, là chính quyền và các tôn giáo khác. Ở Việt Nam, đó là tác động đối với chính quyền và Phật giáo, tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, không phải khi họ đạt đến mức đa số, hay ngang số với Phật giáo, thì họ mới bắt đầu tiến trình thành sói. Khi Giáo hội Ca tô La Mã tại Việt Nam chỉ mới có được thiểu số, họ đã có những hành động bạo liệt, liều lĩnh, như thúc đẩy việc thay đổi chính quyền, bắt đầu từ thế kỷ XVIII, dưới thời Tây Sơn.
Nhưng mục tiêu thay đổi chính quyền của Giáo hội Ca tô La Mã không phải là mục tiêu cuối cùng của đạo Ca tô La Mã, vì hệ thống của họ không đảm nhiệm vị trí có chức năng cầm quyền như thời trung cổ. Mà mục tiêu thay đổi chính quyền của họ là nhằm vào việc cải đạo tín đồ Phật giáo sang đạo Ca tô La Mã. Do đó, trong một số giai đoạn, nỗ lực thay đổi chính quyền đương nhiệm tại Việt Nam là những tác động trực tiếp đến Phật giáo Việt Nam.
(còn tiếp)
MT
(1) Loraine Boettner (1901-1990) nhà thần học, giáo sư đại học, tác giả nghiên cứu người Mỹ. Ông theo đạo Tin Lành, có nhiều tác phẩm nghiên cứu về đạo Cơ đốc. Riêng đối với Giáo hội Ca tô La Mã ông có nhiều nhận xét rất sắc sảo, trong đó có quyển được gọi là “The Anti – Catholic Bibble”.
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
*Bài viết thể hiện văn phong, quan điểm, góc nhìn riêng của tác - một cư sĩ sinh sống tại TPHCM.