nguoiphattu.com Ba đứa con nhỏ trong một gia đình, một bé đã chết vì ung thư máu, hai bé thơ còn lại đang chịu nỗi đau đớn tột cùng của căn bệnh máu nan y.
Gia
đình anh Mai Văn Đương, thôn 2, làng Đoài, xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa gần như vắng bóng tiếng cười từ năm 2009, khi đứa con gái thứ 3
của anh mất vì ung thư máu, sau 1 năm phát bệnh.
Anh Mai Văn Đương chăm Thúy 8 tháng qua tại bệnh viện K.
Tiếng cười càng tắt lịm khi đầu năm nay, đứa con gái thứ 2 của anh, Mai Thị Thúy, bỗng dưng mọc hạch ở cổ, sốt liên tục.
Khi gia đình đưa em đi khám, cả bố và mẹ đều rụng rời khi nghe tin Thúy mắc phải căn bệnh u lympho ác tính không Hodgkin.
Trong
bệnh u lympho ác tính không Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết trở
nên bất thường. Chúng phân chia, phát triển không theo thứ tự, không
được kiểm soát, hoặc các tế bào già cỗi không chết đi như là các tế bào
lành.
Anh vừa là bố, vừa là mẹ, chăm sóc cho Thúy tận tâm, từng tí một
Tháng
2/2012, Thúy và bố mẹ khăn gói ra Bệnh viện K điều trị. Khi vào nhập
viện, tình trạng bệnh của em đã tiến triển xấu, khả năng qua khỏi thấp.
Do hệ bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, u lympho ác tính không Hodgkin có
thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.
Bệnh
có thể xảy ra ở một hạch, một nhóm hạch hoặc bất kỳ cơ quan nào. Loại
ung thư này có thể lan tràn đến mọi bộ phận của cơ thể trong đó có gan,
tủy xương và lách.
Trong thời gian Thúy
nằm viện, gia đình lại nhận thêm một tin sốc nữa: Đứa con út, Mai Tuấn
Đạt, lên 3 tuổi, cũng mắc bệnh lý về máu. Trông Đạt kháu khỉnh thế,
nhưng cũng phải nhập viện và truyền máu liên tục. Đạt mắc phải căn bệnh
thiếu máu thalassemia. Nếu nặng, bé có thể phải truyền máu suốt đời và
ảnh hưởng tới tuổi thọ.
Nỗi lo lắng càng đè nặng anh hơn khi con trai của anh cũng bị bệnh về máu
Thế
là cả gia đình bị xé lẻ, mỗi người chăm sóc một bệnh nhi. Anh Mai Văn
Phong, lao động chính, là người túc trực bên Thúy suốt 8 tháng qua tại
Bệnh viện K.
Những
hôm con nóng, con đau, đều một tay anh chăm sóc. Những tưởng đàn ông
vụng về, nhưng nhìn anh Đương chăm con, ai cũng thầm khen đức nhẫn nại
của anh.
Có lẽ,
với sức vóc đàn ông như anh, mới có thể chăm cho từng ấy đứa con ốm.
Nhiều lúc mệt mỏi lắm, nhưng vẫn anh cố gồng lên để chịu đựng. Cả nhà,
giờ chỉ còn trông cậy vào anh thôi.
Có
những lúc, chứng kiến Thúy đau đớn, mệt mỏi rã rời, anh cố gắng nuốt
nước mắt để vỗ về, động viên con. Nhẫn nại anh lấy nước, chườm từng vết
truyền trên tay của Thúy.
Xem phóng sự truyền hình để cảm nhận nỗi đau tột cùng của gia đình đại họa giáng xuống:
Anh
biết, con phải chịu đựng những sự dày vò như thế nào. Mệt mỏi là vậy,
nhưng chưa bao giờ Thúy tỏ ra cáu kỉnh và giận dỗi bố. Cả khoa ai cũng
bảo, con bé đến là ngoan.
Nghe
mọi người nói vậy, anh Đương tâm sự, anh như buốt tận tâm can: “Thúy
ngoan thế, sao ông trời nỡ bắt nó chịu những tai ương như vậy”.
Càng
thương con, anh càng chăm sóc Thúy chu đáo. Vuốt những sợi tóc mới mọc
còn lơ thơ, anh cũng an ủi phần nào khi bệnh tình của Thúy đã tiến triển
tốt hơn. Nhưng trong lòng người cha ấy, vẫn ngổn ngang trăm bề...
Tiền đâu để chữa tiếp cho con bây giờ?
Mỗi
đợt điều trị, gia đình phải mất từ 6 đến 7 triệu đồng tiền thuốc. Do
đó, cả hai bố con đều phải cố gắng tiết kiệm, ăn cơm từ thiện của chùa.
Anh Mai Văn Đương, bố cháu Thúy
Cũng
như bao gia đình có người thân bị ung thư, anh Đương phải quay quắt với
câu hỏi kiếm tiền đâu để chữa bệnh tiếp cho Thúy bây giờ?
Mặc dù giờ đây, Thúy đã khá hơn rất nhiều so với lúc vào viện song còn hơn 1 năm điều trị nữa.
Anh
Đương cho biết, mới 8 tháng, anh đã tiêu tốn hơn 100 triệu đồng chữa
bệnh cho Thúy. 60 triệu là tiền vay mượn của anh em họ hàng.
Mỗi
đợt điều trị, 10 triệu đồng đi vèo. Đây là số tiền quá lớn cho một hộ
nghèo như gia đình Thúy. Mặc dù có bảo hiểm hộ nghèo, nhưng anh vẫn
không thể xoay xở nổi tiền để chữa bệnh cho cả hai cháu.
Giờ
đây, trong bệnh viện, anh và bé Thúy vẫn trông chờ vào những suất cơm
từ thiện của nhà chùa. Đỡ được bữa nào tốt bữa đó, kéo dài thời gian
chữa trị cho Thúy
Chị Hoàng Thị Thiên,
mẹ Thúy kể: Mỗi lần được về nhà, Thúy vui lắm. Dù sức khỏe còn yếu,
nhưng Thúy vẫn cố gắng trông em và làm những việc vặt trong nhà. Chị
cũng không có gì tẩm bổ cho con. Con về, chị cũng không thể ở gần, cũng
phải ra đồng làm việc kiếm thêm tiền.
Anh chườm nóng sau mỗi lần Thúy phải tiêm truyền
Như
vậy, tính đến thời điểm này, Thúy đã xa lớp, xa trường, xa thầy cô, bạn
bè gần 8 tháng rồi. Nhớ trường, nhớ lớp, Thúy lại giở sách vở ra cho
vơi đi niềm khao khát được đi học.
Nếu
không bị ốm, thì giờ Thúy đã được vào cấp 3. Em ước mơ được trở thành
cô giáo, nhưng dường như ước mơ ấy cứ ngày càng bị đẩy ra xa. Giờ đây,
Thúy chỉ có thể dạy cho cu Đạt thôi. Thằng bé hiếu động nên chỉ ngồi
được một chút lại chạy đi chơi.
Bác sĩ nói, căn bệnh của Thúy phải điều trị hơn 2 năm. Nếu thế thì còn lâu nữa, em mới được cắp sách đến trường.
Đến
nay, sức khỏe của Thúy đã có những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên,
để được chăm sóc tốt hơn thì dường như quá khó khăn với gia đình em.
Hiện tại, để điều trị cho Thúy, gia đình đã phải vay nợ khắp nơi.
Ở
thời điểm hiện tại, họ không có một kế hoạch điều trị, cũng như dự trù
về kinh phí. Tất cả buông theo số phận, sẽ chữa cho Thúy đến khi nào
không còn khả thì thôi và bản thân anh chị cũng không dám suy nghĩ gì
cho tương lai.
Mọi giúp đỡ xin gửi về: Mai Văn Đương, thôn 2, làng Đoài, xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. SSDT: 0987430229
Hoặc
Báo điện tử VTC News Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank –
Chi nhánh Lạc Trung Hà Nội. Xin đề rõ: Đóng góp giúp bệnh nhân Mai Thị Thúy.
Hoặc kênh VTC14, Đài TH Kĩ thuật số VTC, 65 Hai Bà Trưng, Hà Nội.