;
Thắp nhang và cúng bái tổ tiên trong Tết Thanh minh - Ảnh internet
Hỏi: Dân gian thường nói “Thanh minh trong tiết tháng 3”. Hôm nay là ngày rằm tháng 2 nhuận, năm Quý Mão, không phải là tháng 3 âm lịch mà sao gọi là ngày THANH MINH?
Đáp: Hiện trên lịch gỡ từng tờ mỗi ngày ghi rõ 3 loại lịch.
1/ Dương lịch (chữ lớn, nằm ở trên), còn gọi là Tây lịch vì của người phương Tây. Lịch này năm nhuận dư 1 ngày nên có 366 ngày. Lịch này hiện nay dùng để đi làm trong công sở, nhà máy, công ty v.v.
2/ Âm lịch (chữ nhỏ, nằm bên dưới), còn gọi là lịch Tàu vì của người Hoa. Lịch này tính theo chu kỳ xoay vần của con trăng tròn khuyết, năm nhuận dôi ra cả tháng, từ 28-30 ngày). Âm lịch thường được dùng để tổ chức lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng .
3/ Nông lịch, tính theo TIẾT KHÍ. Mỗi năm có 24 tiết khí, mỗi tháng có 2 tiết khí, chuẩn 30 ngày, không có năm nhuận. Thời khí, tiết khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người về sức khỏe, mưu sinh. Vì vậy, Nông lịch dùng để xem ngày cầy cấy, trồng cây, làm nhà, cưới gả, khai trương v.v.
Theo Nông lịch, ngày Thanh minh là ngày khởi đầu của tiết Thanh Minh gồm 15 ngày, thuộc về tháng 3 trong năm.
Chính vì vậy, dân gian thường nói “Thanh minh trong tiết tháng 3”. Thì chẳng liên quan gì đến ngày, tháng của Dương lịch cũng như Âm lịch.
Nam mô A-di-đà Phật.