;
Thấy khách lạ vào nhà, cụ Vịnh đang rửa rau ngước lên chào chúng tôi một cách khó nhọc khi phải dùng 2 tay trụ lên đầu gối mới đứng thẳng người được.
Mỗi lần giới thiệu, chúng tôi phải nhắc lại nhiều lần vì lãng tai nên cụ Vịnh nghe không rõ. Như thấy bất tiện, cụ cười hiền: “Cô, chú thông cảm, phải nói to và gần thì tôi mới nghe được, hơn nữa tôi nói trước quên sau giờ gặp đây chứ hôm sau có gặp nữa tôi cũng nhận không ra mô”.
Cụ Vịnh và hai người con bệnh tật
Năm 1960, cụ Vinh sinh người con trai đầu lòng tên Nguyễn Văn. Từ khi sinh ra là một cậu bé bụ bẫm, trắng trẻo. Trớ trêu thay chưa đầy 1 năm trong một lần ốm “thập tử nhất sinh” đi khám thì bác sĩ kết luận anh bị bệnh thiểu năng trí tuệ cấp độ nặng.
Trời đất như sụp đổ dưới chân đôi vợ chồng nghèo. Thương con, hai cụ đã bán hết những thứ đồ đạc có giá trị trong nhà, vay mượn anh em họ hàng để có tiền đưa con đi điều trị ở các bệnh viện.
Nhưng được một thời gian tiền thì đã cạn, bệnh tình của con vẫn không giảm mà còn nặng thêm, cụ đành ngậm ngùi đưa con về nhà nuôi nấng cho tới bây giờ.
Chỉ tay về người đàn ông 55 tuổi đang ngồi mân mê mấy sợi dây trong tay, cụ nghẹn ngào: “Tuổi thì nhiều rồi nhưng tính tình không khác gì trẻ con, suốt ngày chỉ đi lang thang khắp xóm mà không làm được việc gì”. Từ đó đến nay mọi sinh hoạt của anh đều dựa vào bàn tay của cụ.
Người con gái lớn đi lấy chồng, sinh con nhưng cũng mang nỗi đau có đến 3 đứa con đều mắc chứng bệnh tâm thần từ khi lọt lòng nên cũng không giúp được gì. Nghĩ đến nỗi đau con, cháu phải chịu cụ xót xa vô cùng nhưng đành bất lực.
Dường như cái khổ vẫn đeo bám cụ không dứt. Năm 1997, người con gái Nguyễn Thị Liệu ở vậy nuôi em với mẹ mà không lập gia đình, trong một chuyến đi làm thuê hái cà phê ở Đắk Lắk bị hỏng mất một con mắt bên phải. Sức khỏe của chị ngày một yếu đi, không làm được các công việc nặng. Gánh của vợ chồng cụ Vịnh lại nặng thêm khi phải nuôi cả chị lẫn em.
Từ khi gia đình có hai người con bệnh tật như vậy do sầu muộn cộng theo bệnh tật, chồng cụ ngày càng sầu đi rồi qua đời, để lại hai người con bệnh tật cho cụ chăm sóc.
94 tuổi cụ Vịnh đang phải gồng mình nuôi nấng, chăm sóc 2 người con bệnh tật
Năm nay cụ đã bước sang 94 tuổi, cái tuổi mà “thân già như ngọn đèn dầu leo lắt trước gió”. Đáng lẽ cái tuổi này phải được nghỉ ngơi, nhưng trái lại không một đêm nào cụ được ngủ yên giấc. Nhiều hôm đêm khuya lạnh giá cụ vẫn phải chống gậy đi tìm con trai vì mãi đi lang thang mà quên đường về.
Đôi lúc, vì cuộc sống quá khổ cụ định chết đi cho xong, nhưng nhìn hai người con bệnh tật cụ lại chảy nước mắt ngậm ngùi. “Nếu chết đi thì lấy ai mà nuôi con, vì con phải gắng gượng mà sống”.
Tâm An
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp cụ Nguyễn Thị Vịnh (94 tuổi) ở xóm Mỹ Yên- xã Xuân Lộc -Can Lộc, Hà Tĩnh
2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cụ Nguyễn Thị Vịnh ở Hà Tĩnh)
- Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122
3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/214670/that-long-canh-cu-ba-94-tuoi-nuoi-2-con-benh-tat.html#