;
Ngạc nhiên hơn nữa là việc xây ngôi chùa bạc tỷ này lại do một thầy giáo trường làng đứng ra vận động: Thầy Nguyễn Xuân Nhẫm, nguyên hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Rạng Đông, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Rạng Đông.
Nể phục thầy Nhẫm, chúng tôi đến thăm. Ai nấy đều thích thú với khung cảnh điền viên, vườn cây, ao cá trước nhà. Tiếp chúng tôi là một người đàn ông quắc thước, phần tóc bạc đã nhiều hơn phần tiêu nhưng gương mặt vuông chữ điền trầm tĩnh, nước da đỏ au, tác phong đĩnh đạc điềm đạm và khoan thai khiến cho người đối diện thoạt nhìn đã phải kính nể.
Trong ngôi nhà mát lồng lộng gió biển, chúng tôi nghe thầy giáo kể kỳ tích xây chùa.
“Năm 2003 tôi nghỉ hưu, vợ mới mất, cuộc sống buồn lắm - Thầy Nhẫm kể. Khi đó giáo hội phật giáo đến đặt vấn đề nhờ tôi đứng ra lo việc xây chùa để giải quyết nhu cầu văn hóa và tâm linh của bà con.
Trước nay, bà con ở đây muốn hương khói thờ cúng đều phải đi sang xã bên rất bất tiện. Thấy việc làm có ý nghĩa nên tôi nhận lời. Đơn xin đất, xin giấy phép… một tay tôi lo liệu. Nhưng cái khó là: lấy đâu ra tiền để xây chùa?
Chợt nhớ tới các thế hệ học sinh, nhiều em thành đạt có cái tâm luôn hướng về quê hương muốn đóng góp một chút gì đó.Tôi làm hiệu trưởng bao năm, các em học sinh và cả các phụ huynh nữa đều biết mặt nên đứng ra kêu gọi, mọi người đều ủng hộ, người ít người nhiều.
Tôi đứng ra tổ chức xây được cái nhà thờ tổ thì cạn kinh phí, tôi lại khăn gói vào tận TP Hồ Chí Minh để vận động cho việc xây chùa.
May mắn là xưa nay tôi vốn có sức khỏe, suốt thời gian đi dạy cũng chẳng có bệnh tật gì, kể cả thời gian sang làm Phó Chủ tịch thị trấn cũng vậy nên chuyến đi dài ngày, làm việc cật lực cũng không sao và đã thành công lớn, tôi vận động được một người gốc Tiền Hải - Thái Bình cùng có tâm nguyện làm việc thiện tài trợ toàn bộ chí phí về sau”.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Nhẫm
Công việc đang tốt đẹp thì thầy Nhẫm bị đau lưng, làm việc gì cũng đau, đứng, ngồi đều đau mà nằm nghỉ cũng vẫn đau, đau cổ rồi đau lên cả đầu, tay không giơ lên được.
Thầy Nhẫm đi khám bệnh viện và họ cho kết quả là bị thoái hóa 5 đốt sống lưng và đốt sống cổ, các bác sĩ kê cho thầy thuốc giảm đau. Uống rồi lại dừng vì thuốc có tác dụng phụ, nếu cứ tiếp tục thì sợ hỏng dạ dày, lúc đó thầy nghĩ: Con người sinh bệnh lão tử, chắc mình đã đến giai đoạn chân chùn gối mỏi?
Nhưng rồi công việc và trách nhiệm kéo tôi dậy- Thầy tiếp tục câu chuyện- Tôi bắt đầu để ý các loại thuốc chữa bệnh. Chữa Tây y thì chỉ giải quyết trước mắt và không dùng được lâu dài vì sợ tác dụng phụ nên tôi quay sang tìm kiếm các bài thuốc Đông y.
Thế rồi cô em ở Hà Nội gửi về cho 4 hộp Viên khớp Tâm Bình, uống thấy đỡ hẳn. Mừng quá, tôi gửi mua thêm 10 hộp nữa, kiên trì uống. Thật may mắn là tôi khỏi bệnh nhờ gặp thầy gặp thuốc. Nói thật, nếu không nhờ Viên khớp Tâm Bình thì chắc tôi cũng lực bất tòng tâm, chẳng có sức đâu mà hoàn thành việc xây chùa Phúc Hải và cũng không có sức khỏe được như bây giờ.
Giờ đây, chùa Phúc Hải không những là nơi giải tỏa nhu cầu tâm linh mà còn là điểm hẹn sinh hoạt văn hóa giao lưu của bà con miền ven biển nơi đây.
Ngày rằm, mồng một, người dân thị trấn đi chùa thắp hương rất đông. Vào những dịp làng xóm hay thị trấn có việc trọng đại, mọi người cũng nhờ sân chùa làm nơi hội họp. Thầy Nhẫm rất mãn nguyện.
Những gốc mai, gốc cây sanh, gốc si được tạo thế với nhiều hình dáng khác nhau rất đẹp mắt trên những hòn non bộ trong chậu cảnh, thầy Nhẫm bảo: Thú vui của tôi đó. Giờ xây chùa xong, tôi có thời gian dành tâm trí cho các thế cây bon sai, hòn non bộ, rồi nuôi cá, nuôi ong nữa.
Là Chi hội trưởng Hội sinh vật cảnh của xã, còn nhiều việc phải làm lắm - thầy Nhẫm cười - nụ cười của thầy giáo cứ nhắc đến công việc là thấy hạnh phúc.
Kim Xuân Theo: TPO