;
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Trên ta đối với Tam bảo, chư Phật, Bồ tát, trọn lòng kính tin. Hằng ngày, hằng giờ ta hay tưởng đến chư Phật, dâng tấm lòng thành này để cầu mong đi vào con đường chánh đạo. Người hàng giả chúng ta, mỗi ai nấy cũng phải đi vào con đường “Tu Kính Điền”. Dùng sự quán tưởng bằng tâm lực của mình rủ bỏ mọi chướng duyên, rủ bỏ mọi niệm tưởng, sống an nhiên trên những niệm tưởng hằng ngày lăng xăng trong đầu ta. Vẫn thấy nó, vẫn biết nó nhưng ta chỉ biết nó với tinh thần trí huệ của Bát nhã. Thầy một đóa hồng, nhìn một hạt sương, ánh nắng, mọi sự kiện. Nhưng ngay cái thấy, cái biết đó ta ngưng ngay tại chỗ. Ta chỉ thấy đây là đóa hoa hồng chứ đừng thấy nó với đôi mắt sinh diệt rằng hoa hồng này đẹp, này xấu. Rồi cành hoa hồng này nó từ đâu đến. Nếu chung ta thấy như vậy là chúng ta đang đi vào con đường chấp ngã có ta và có người. Có ta với vật, một sự sanh diệt vô bờ bến sẽ đến với ta. Cuối cùng là sự khổ. Vì cái đẹp, cái xấu, cái tốt đó nó chỉ là vô thường thôi. Ta đang thấy, đang yêu mến, thích một đóa hồng kia vì nó đã có một xuất xứ, quá khứ là nó ở Đà lạt, là vì nó thơm và rất nhiều chi tiết nữa. Nó làm cho ta si mê trong cái quá khứ đó. Do ta thích, do mọi người thích. Tức là do ta tạo nghiệp và do mọi người tạo nghiệp. Một sự cộng nghiệp ra đời. Rồi tư đó, nó có sự chấp trước, chấp dính vào đó. Ai nói sai, làm sai theo những cộng nghiệp trên là phải đấu tranh. Rồi phải đắp bồi cho nó thành tựu những hình thức, những cái do cộng nghiệp kia hình thành. Một chuỗi duyên hợp hình thành.
Khi nó đã thành một chuỗi duyên hợp rồi ngay đó ta mới bảo rằng cái gì là ta đâu? Cái niệm tưởng nào của ta? Cái hình danh sắc tướng nào của ta đâu? Hoàn toàn không có cái gì gọi là ta cả mà nó hoàn toàn do sự duyên hợp cả. Trong những niệm tưởng trên, chỉ có cái biết chơn tâm ta phát ra thôi. Cái biết không phân biệt đó nó hằng có trong tâm ta. Nó có trong từng niệm thức của ta. Nó đi chung với những niệm tưởng. Nó chuyên chở tất cả những niệm tưởng mà ta do sự vô minh, chấp trước, ngã chấp có thật như trên. Ta đã bỏ quên nó chạy theo những niệm tưởng lăng xăng đi vào con đường đau khổ, sinh tử luân hồi.
Từ những sự chấp trước, ngã chấp trên. Mặc dù, chúng ta đã đi vào đạo rồi, đã thọ pháp tu, cũng bỏ ra rất nhiều thời gian nhưng không thành tựu, không đạt gì cả. Không thấy được sự an lạc là do chúng ta đã huân tập như trên.
Hôm nay, chúng ta đi vào con đường tu Mật chú Chuẩn đề, một phương pháp tu hoàn toàn bỏ những phức tạp. Gói gọn chỉ một Thần chú Chuẩn đề và đàn pháp chỉ là một kính đàn thôi. Mặc dù, nó là pháp tu của Phật giáo nhưng nó có thể bay bổng, bay xa, cao thấp phù hợp theo từng giới. Người hành giả không cần phân biệt tôn giáo, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái. Người bình dân cũng tu được, người lao động hay làm việc văn phòng đều tu được…Người đầy xe ba bánh, người đạp xích lô cho đến người giàu có, địa vị cũng đều có thể xin thọ nhận phép quán đảnh. Rồi đi khắp mọi nơi trong chợ, trong công xưởng, vườn rừng, nơi nào cũng tu học được. Hễ chúng ta mở kính đàn ra là ta đã có đàn pháp, bàn thờ hay một ngôi chùa có đủ chư hộ pháp, đức Phật ở đó để cho ta quỳ xuống lễ lạy, tu học. Còn nếu không có kính đàn, ta hãy quán tưởng trong tâm một vòng tròn sáng, kính đàn trong tâm ta. Rồi cứ đọc, trì tụng vỏn vẹn chín chữ Thần chú. Các bạn hãy nên đem câu thần chú này vào trong tâm như một vầng thơ hay một bài ca hoặc là một khúc nhạc Chuẩn đề. Bạn có thể tưởng tượng ra một cành hoa hồng trước mặt bạn. Nó đang chuyển động, một chuyển động đó nó gây cảm xúc tạo ra âm thanh vi diệu Thần chú Chuẩn đề. Vì Thần chú Chuẩn đề là một chơn ngôn. Là tâm của Chư Phật. Nó có sẵn trong tâm của từng cá nhân mọi người. Chúng ta hãy lãng mạn với Thần chú Chuẩn đề. Ta đi trong cơn mưa, từng hạt mưa rơi nó rơi từng hạt như thế đó, bạn hãy nghe âm thanh rơi trên vai, trên áo của bạn là Thần chú Chuẩn đề. Chúng ta hãy ngắm nhìn mặt biển lúc mặt trời vừa ló dạng. Mặt trời đỏ rực mang đầy máu sắc ánh sáng, sáng tỏa, phản chiếu với mặt biển những hạt sáng linh tinh kia. Hình như nó đang đảnh lễ Đức Chuẩn đề, tụng thần chú Chuẩn đề. Vì mặt trời ấy có phải là kính đàn không?
Có một đêm nọ, ánh trăng sáng tỏa. Tôi đã lên núi với một nhà sư. Mặc dù là tăng là tực. Nhưng chúng tôi là một đôi bạn. Một đêm trăng sáng như vậy, không ai nói với ai cả lặng lẽ mỗi người một tọa cụ ra ngồi dưới nhành dương liễu trăng sáng gió mát. Phương pháp tu của tôi là niệm được và bỏ những niệm. Tôi ngồi từ trong nội thức xa thẳm những câu chú Chuẩn đề bắt đầu vang lên. Nó vang lên mãi, vang lên mãi. Tâm tôi lúc ấy cũng đang buông xả, không chú trọng niệm chú nữa. Nhưng trong tâm, trong sự thanh tịnh lại vang lên Thần chú Chuẩn đề. Một sự vô công dụng đạo. Không niệm mà niệm. Và lúc ấy, tiếng lá rơi, tiếng gió lùa, những giọt sương rơi đờm đợp. Nó đã vang lên Thần chú Chuẩn đề. Một sự lạc hỉ nổi lên. Cái lạc đó các bạn có một lần nào hay nhiều lần nào đi qua nó chưa. Cái đó nếu các bạn có làm vui hãy đi vào nó đi. Một con đường không có chỗ đi và đến.
Ở đây, khi ta thực hành như thế là ta đã xâm nhập vào Lục trần. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Sắc đến trong tâm ta nó cũng thể hiện được thần chú Chuẩn đề. Âm thanh, sắc tướng mỗi mỗi cái ở bên ngoài vào như tiếng kêu của chim, tiếng là rơi, ánh nắng. Mỗi tiếng kêu của trùng dế, chó sủa, luôn cả màu sắc sáng tối mỗi thứ khi va chạm đến ta, ta luôn quán tưởng những thứ đó là câu chú chuẩn đề. Như vậy, trong lúc chúng ta đi đứng, nằm, ngồi Thần chú Chuẩn đề đều vang lên. Thể hiện lên từ từ nó sẽ đi vào trong nội thức. Nó sẽ huân tập thành “Nhãn căn”. Một sự chứa nhóm liên tục. Như vậy, thị cuộc sống này tiếp xúc với mọi cảnh vật mắt chúng ta nhìn vào sắc thì mọi chi tiết do mắt nhìn thấy đều thể hiện Thần chú Chuẩn đề. Khi chúng ta thể hiện được như thế thì nhãn thức, một sự phân biệt do thức chỉ có biết là Thần chú Chuẩn đề thôi. Không cần phải phân biệt thiện hay ác cả. Vì ở đây, chỉ có Thần chú Chuẩn đề thôi không có Thiện và ác nữa. Như vậy, mọi niệm tưởng diễn biến từ nhãn nhìn thấy sắc cũng bằng nhìn thấy Thần chú Chuẩn đề.
Khi đã huân tập thuần thục rồi. Thì cái phân biệt do nhãn mắt đó là nhãn thức. Thì chỉ có phân biệt vi tế là Thần chú Chuẩn đề thôi. Mỗi niệm hiện lên đều biết cả chứ không phải là không biết. Nhưng do ta tu tập hàng ngày, gửi cái biết Thần chú Chuẩn đề trong những niệm tưởng xấu, tốt, Thiện ác cùng vô ký trên. Mỗi niệm nào cũng mang câu Thần chú Chuẩn đề cả. Hằng ngày, huân tập như vậy rồi nó sẽ thành cái “ý căn”, sự biết chứa nhóm.
Đó là một chuỗi diễn biến của tâm thức. Ở đây, chỉ muốn nói lên phương pháp thực hiện áp dụng tu Thần chú Chuẩn đề thôi. Nên không có đi sâu vào Lục trần, lục căn, lục thức…..
Ở đây chỉ muốn nói bằng lời nói bình thường, bình dị nhất, dễ hiểu để mong rằng niềm vui cùng năng lực của Thần chú Chuẩn đề sẽ lan tỏa trong tâm của mọi người. Một sự lan tỏa qua sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
Như trên, ta đã thấy, mọi chi tiết hành trạng của “Sắc không” đều mang Thần chú Chuẩn đề. Thì tiếp theo đến “Thinh” là cái nghe. Bạn có thể nhẹ nhàng đi trong cuộc đời này để nghe khúc nhạc Chuẩn đề nó vang lên trong mọi âm thanh. Tiếng mưa rơi, gió lùa, chim hót, những âm thanh ngôn ngữ của mỗi loài khi vang lên. Hãy tự ngay lúc đó nó vang lên mà “Thấy, biết” Thần chú Chuẩn đề thì tất cả những âm thanh nó sẽ từ từ vang lên trong tâm thức ta. Nếu chúng ta tập tu như thế đó thì đàn pháp, kính đàn, Thần chú Chuẩn đề sẽ có trong mọi niệm, mọi nơi, mọi lúc luôn cả trong giấc ngủ cũng vang lên ta cũng nghe thấy “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Và hôm nay, trong cái sắc, torng cái Thinh đến nghe Thần chú Chuẩn đề, thử nghĩ vọng tưởng ở đâu, địa ngục ở đâu? Liễu sinh, thoát tử ở ngay bạn đó!
Để cho một chuỗi lục trần thể hiện thì trong cái hương (Sắc thinh hương). Những mùi hương nó cũng lan tỏa khắp mọi nơi. Nó có trong từng cái niệm khởi vể (tỷ thức) lỗ mũi. Khi nó bốc tỏa lên, bạn hãy nhìn thấy, nghe thần chú Chuẩn đề. Trong đó hương dù thơm, dù thối, nhiều mùi khó ngửi đi nữa ta cũng đều huân tập cái nghe Thần chú Chuẩn đề. Huân tập thành thục như vậy thì các bạn sẽ có tỷ thức không phân biệt. Chỉ biết có một Thần chú Chuẩn đề thôi. Rồi tiếp tục ta hãy huân tập trong cái “Vị” sắc thinh hương vị. Những mùi thơm ngon dỡ, ngọt béo, đắng lạnh, nóng chát mọi thứ khi va chạm vào lưỡi (Thiệt) chúng ta đều nghe thấy biết Thần chú Chuẩn đề. Trong lục trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ta sẽ lần lượt trải nghiệm qua sau khi quán tưởng, thể nghiệm Thần chú chuẩn đề vào trong mọi niệm thức. Ta tiếp tục quan tưởng tu tập, huân tập từng chi tiết niệm tưởng của “Xúc”. Xúc cảm nó biến dạng có đủ trong các niệm thức (Xúc thọ). Khi một sự va chạm đến ta làm cho ta đau, mỏi hay khi va chạm vào ta có những cảm giác thích thú, hay hoặc có những cảm giác không đau, không thoải mái. Những cảm xúc nóng, lạnh, đau khổ, vui buồn trên làm sao chúng ta cố gắng thể hiện trong cái biết những cảm xúc trên đều nghe thấy Thần chú Chuẩn đề. Cảm xúc hằng ngày, hằng giờ ta đều có những ý niệm về cảm xúc đó mà quán tưởng biết thần chú Chuẩn đề thì phương pháp tu của mình lúc nào cũng đều thể hiện được.
Trong chuỗi lục Trần trên, cuối cùng là Pháp. Pháp là tất cả những sự vật hữu vi cùng vô vi. Khi chúng ta nhìn một vầng trăng, một ngọn núi, chiếc xe, một con vật hay nhựng sự vật mà ta đều thấy, nghe trong các sự vật đó đều ẩn hiện, thể hiện ra “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Như một chuỗi liên tục trong đời sống. Lúc chiêm bao hay lúc sống thực tại, mọi sự vật đều thể hiện qua “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Trong sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Những chi tiết ta vừa Thiền quán qua. Ta sẽ thấy ngay ở căn, thức, trần diễn ra bằng Thần chú Chuẩn đề. Thay gì nếu chúng ta không dùng cái biết để biết Thần chú Chuẩn đề qua 18 giới Nhãn căn, Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
Nhãn căn, con mắt của mình khi nhìn thấy một cành hoa. Con mắt là căn, cành hoa là Trần. Khi căn và trần tiếp xúc với nhau nó sẽ phản ứng kích thích tiếp theo cho Nhãn thức đứng ra để phân biệt.
Ở giai đoạn căn (Mắt) tiếp thấy hoa là “Trần” ờ ngay đây. Nếu ta ngưng ngay đây, đừng phân biệt tiếp nữa. Để cho nhãn thức ngưng lại tại nơi đây. Thì lúc đó, ta chỉ biết một cành hoa thôi. Thật nhẹ nhàng. Còn nếu để nhãn thức nhảy vào thì sẽ phân biệt: Hoa tốt, hoa xấu, ở đâu? …Rồi snah ra thọ cảm, hợp với mình thì thương thí thích. Không hợp với mình thì ghét, giận. Một chuỗi tham, sân, si trỗi dậy. Khi thức đã dấy động thì tướng (hình tướng) do vọng tưởng và huân tập nhiều đời, nhiều kiếp cũng hiện lên theo mỗi ý niệm phân biệt. Lúc đó, ta đã có ngã Thật sự. Tứ đó, cái ta của cái ngã bắt đấu hình thành. Đây là ý căn – Thức thứ 7.
Khi đã có ta thì phải có người, có các pháp (Năng sở). Năng là thức (Cái biết tất cả sự vật do phân biệt là thức thứ 6). Sở tức là tất cả sự vật. Và từ dây luân hồi sanh tử sẽ trùng trùng duyên khởi. Bởi các duyên do sự chấp ngã, chấp nhóm vào một thức gọi là “tàng thức”. Thức này nó chứa nhóm tất cả các pháp thiện, ác, vô ký. Đó là một chuỗi dài duyên khởi vô tận đưa chúng sanh vào con đường sinh tử luân hồi không biết ngày nào ra khỏi.
Hôm nay, với Pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề ta sẽ thực hành ngay cái biết vô phân biệt tại chỗ bắt đầu duyên khởi các duyên. Khi nhãn căn (con mắt) nhìn cành hoa (Cành hoa là sắc trần). Khi mắt tiếp xúc với cành hoa ngay chỗ đó ta liền biết “úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà hà. Bộ lâm”. Khi Thần chú Chuẩn đề thể hiện lên thì nhãn thức, một sự phân biệt cành hoa kia ở đâu, xấu, đẹp không còn nữa. Thì ngay chỗ đó ta chỉ còn biết có thần chú Chuẩn đề mà thôi. Huân tập thường xuyên như vậy thì ta sẽ có sự vô phân biệt xuất hiện. Mà vô phân biệt thì các chủng tử luân hồi thiện ác, vô ký ngay đó không thể hiện được. Như vậy, thì con đường tu học chúng ta sẽ được đạt thành. Ta sẽ huân tập theo từng nhóm chi tiết của sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (Huân là xông, ướp cũng như đem một vật gì để vào xông hương thơm lên. Hương đó sẽ ướp thắm vào vật thành thơm. Tập là tập làm thuần thục tói quen thành thạo).
Hằng ngày, hằng giờ, lúc nào lục trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đều diễn tiến qua tâm thức ta. Mà ta huân tập được như vậy tức là giờ nào, lúc nào ta cũng trì niệm Thần chú Chuẩn đề. Giờ phút nào ta cũng định tĩnh thì sự tu hành của ta sẽ sớm đạt thành.
Bài viết này, dùng vặn tự để thể hiện lên tinh thần tu học. Mà khi đã dùng văn tự thì Đạo nó sẽ được bàn bạc bên trong mong rằng quí đạo hữu nên thực hành tu học. Khi thực hành được thì chúng ta sẽ thấy rất an lạc, thoải mái, tự tại. Vì phương pháp tu này, nếu ta thực hành đúng người Thầy Tổ vô hình bên trong là Đức bổn tôn Chuẩn đề, năng lực Thần chú sẽ là diệu dụng, sẽ tạo thành những cánh tay vô hình để tạo thành vô số công đức.
Các bạn hãy tin tưởng vào Ngài. Với lòng từ bi, Ngài sẽ không bỏ ta. Với Năng lực vô biên nó sẽ xóa tiêu tan những nghiệp chướng. Đạo mầu sẽ đến ngay tại trong trong ta.
Các bạn hãy vững tâm mà đi. Đức Bổn Tôn sẽ ở trong ta mãi mãi. Ngải sẽ là một vị Thầy đầy năng lực Bí mật dang tay đưa ta đến bến bờ giải thoát.
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.