;
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP.HỒ CHÍ MINH BAN VĂN HÓA ------ o0o ------ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- o0o --------- TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2016. |
THÔNG BÁO
CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM MỸ THUẬT PHẬT GIÁO
CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2560- DL.2016 TẠI TP.HCM
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC: Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM.
ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN:
Địa điểm: Chùa Phổ Quang, số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q.Tân Bình.
Thời gian:
- Triển lãm tranh, tượng và Cổ vật phật giáo chủ đề PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG: 18h00 tối thứ tư, ngày 11/5/2016 (nhằm ngày 05 tháng 04 năm Bính Thân).
- Triển lãm nghệ thuật Phật giáo MÙA HOA SEN NỞ: Khai mạc lúc 18h tối thứ sáu, ngày 13/5/2016 (nhằm ngày 07 tháng 04 năm Bính Thân ).
Chương trình dự kiến đến hết ngày 29/05/2016 (tức ngày 23 tháng 04 năm Bính Thân).
TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG VÀ CỔ VẬT PHẬT GIÁO
Quy tụ 12 họa sĩ có uy tín là hội viên hội Mỹ Thuật Việt Nam, hội viên hội Mỹ Thuật TP HCM, gồm 140 tác phẩm, 15 tượng.
Các họa sĩ đổng thời cũng là thành viên sáng lập trung tâm: Dương Sen, Lê Xuân Chiểu, Nguyễn Đăng Khoát, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Minh Phương, Phượng Hồng, Đinh Công Khải,Phúc An, Như Hoa, Ngọc Trinh, Tuyết Giang, Nguyển Trọng Cơ (Unesco), Nguyễn Đạm Thủy,
Và cổ vật phật giáo được ban tổ chức mượn từ các chùa:
1/ Chùa Huê Nghiêm 1 .
2/ Tổ đình Giác Lâm
3/ Chùa Bà Thiên Hậu (chùa Bà Chợ Lớn)
4/ Chùa Giác Viên(có tên là chùa Hố Đất)
5/ Chùa Phụng Sơn (chùa Gò)
Triễn lãm Tranh ,tượng và cổ vật phật giáo lần này là thông điệp giới thiệu văn hóa mỹ thuật vể đề tài Phật Giáo và Môi Trường đậm đà bản sắc dân tộc.
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT PHẬT GIÁO
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA:
Nội dung: Là một chương trình mang sắc thái tâm linh Phật giáo, nội dung bao gồm: Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật: Hương sắc hoa Sen, thư pháp, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc…; tôn tượng Phật, Bồ tát; pháp khí và đạo cụ… ; nghệ thuật tôn trí bàn thờ Phật; văn hóa đọc trong không gian thiền; lướt thuyền thơ Bát nhã, thưởng lãm Phật cảnh Lâm tỳ ni và chiêm bái xá lợi linh thiêng.
Ý nghĩa: Các hoạt động kể trên nhằm giới thiệu đến quý đại chúng những giá trị văn hóa Phật giáo, chuyển tải niềm hỷ lạc từ đạo vào đời. Và cũng để, trên tinh thần này, tôn vinh hình ảnh đức Bổn sư đản sanh trần thế:
Phật là hoa, Phật là hương
Là trăng, là hạc, là hồn phương đông
Tổ chức triển lãm: Gần 500 tác phẩm nghệ thuật; sách báo; pháp khí và đạo cụ trưng bày trong Phật cảnh Chùa Phổ Quang được chia ra làm 8 khu vực:
Vườn Lâm tỳ ni: Phục dựng lại Thánh địa Lâm tỳ ni nơi đức Phật đản sanh với hình ảnh Hoàng hậu Ma-gia vịn tay lên cây Sala và đức Phật vừa chào đời đã ngự trên hoa sen một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất; hào quang lung linh với nhạc trời và hoa lạ…
Chiếc thuyền hoa : Muôn sắc hoa Sen và ánh sáng…
Giữa cõi bùn ô nhiễm
Vươn mọc đóa sen thơm
Cái vươn mọc siêu thoát
Thơm ngát cả mười phương
Góc thư pháp: Gieo duyên hàn mặc cùng thập khách:
Chữ bay từng cánh chim ngàn
Mỗi câu là một Niết bàn hóa thân
Ý nghĩa chung của 8 khu vực này đều xuất phát từ tâm, là con đường dẫn đến giác ngộ và giải thoát…
Lên cõi tâm thiền định:
Mười phương ngụ một nhà.
Hằng sa hoa bất nhị
Tròn pháp giới bao la
Các tác giả tham gia triển lãm: Gồm quý tu sỹ, nghệ sỹ có uy tín trong và ngoài nước trong lĩnh vực văn hóa Phật giáo: Thích Giác Châu, Thích Từ Quảng, Thích Nữ Trung Hiếu; Trụ vũ, Trương Lộ, Phượng Hồng, Văn Hải, Robert Mihagui, Laurent, Trường Thành, Nguyễn Thiên Chương, Nguyễn Hòa, Hương Thủy, Lan Hương, Thanh Sơn, Thanh Vân, Thu Dung, Tâm Tú, Hoa Nghiêm,Trần Quốc Âu, Nguyên Lý, Hà Sơn, Hoàng Nam, Thái Trung, Phúc An, Mỹ Lý, Nguyễn Ngọc Phương, Lê Hải Triều, Kim, Đăng Lan …
Kính thông báo đến Chư Tôn đức Tăng – Ni, các bậc thức giả, nhân sỹ; quý báo đài và toàn thể quý Phật tử gần xa đến tham dự, thưởng lãm để chương trình triển lãm được thập phần viên mãn; đem tâm thành của mình cúng dường lên mười phương chư Phật.
Kính chúc toàn thể quý vị một mùa Phật đản an bình và tịnh lạc.
TUN. THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ Trưởng Ban Văn Hoá
Thượng Tọa THÍCH NHẬT TỪ |