;
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 27-3-2017 |
THƯ MỜI
(V/v viết bài tham luận Hội thảo quốc tế)
Kính gửi: Chư Tôn Đức Tăng Ni và các học giả.
CHỦ ĐỀ HỘI THẢO
Nam Á và Đông Nam Á không chỉ là một ý niệm, mà còn là một địa điểm trong thời gian và không gian. Trong bản đồ với một nơi được gọi là Nam Á và Đông Nam Á hình thành bởi các quốc gia, dân số, tiền tệ, đời sống tôn giáo, thiết chế văn hóa, di sản và lối sống… thì các nước Nam Á trở nên nổi trội.
Nhờ vào khả năng chấp nhận, tiếp thu, tiếp biến văn hóa, vùng này là trường hợp cần được nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hiện đại. Song song với tính năng động của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, ngày nay, chúng ta chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng bởi tác động của khoa học và kỷ thuật trong vùng.
Với các ý niệm nền tảng nêu trên về (i) bản chất đa dạng của văn hóa – bao gồm các truyền thống và những gì được nhìn thấy tồn tại lâu dài – và (ii) ảnh hưởng được tăng cường liên tục của những phương tiện mới, các quốc gia ASEAN sẽ là lãnh vực thú vị để tiến hành nghiên cứu học thuật trong hội thảo này.
Thay mặt Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo (South and Southeast Asian Association for the Study of Culture and Religions), trân trọng kính mời chư Tôn đức Tăng Ni và các nhà nghiên cứu viết bài tham luận cho Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á” (The ASEAN Region and South Asia: A Melting Pot of Culture and Religion in Southeast Asia), tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2, TP.HCM), vào ngày 09-12/7/2017.
CÁC DIỄN ĐÀN CỦA HỘI THẢO
Các diễn đàn trong Hội thảo này gồm có các nhóm chủ đề như sau:
1. Giải thích Tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á (Explaining Tôn giáo of South and Southeast Asia)
2. Triết học, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng (Philosophy, Interpretatations, and Schools of Thought)
3. Văn hóa và di sản văn hóa ASEAN: Giữ gìn quá khứ cho tương lai (ASEAN Culture and Heritage: Preserving the Past for Future)
4. Các thực tập truyền thống về y dược, thiên nhiên và môi trường (Traditional Practices in Medicines, Nature and Environment)
5. Tâm, thiền và sức khỏe tại Nam Á và Đông Nam Á (Mind, Meditation and Wellbeingness in South and Southeast Asia)
6. Tiếp biến văn hóa về toàn cầu hóa tại Nam Á và Đông Nam Á (Acculturation of Globalisation in South and Southeast Asia)
KẾ HOẠCH
- Gửi thư mời viết bài tham luận: 01-4-2017
- Nộp đề cương (250 chữ): 15-4-2017
- Thông báo chấp nhận: 17-4-2017
- Nộp toàn bài tham luận: 01-6-2017
- Gửi thư mời tham dự: 25-6-2017
QUY CÁCH VĂN BẢN VÀ NỘP BÀI
Có thể viết tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, dài không quá 7.000 chữ. Tài liệu trích dẫn đặt ở cuối trang. Dùng chế độ “Footnotes” tự động. Bài hoàn chỉnh vui lòng gửi về TT. Thích Nhật Từ (Phó Viện trưởng – Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam) tại điện thư: vnbuddhistinstitute@gmail.com
Ban tổ chức rất mong đón nhận được sự đóng góp có giá trị của quý học giả.
|
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VIỆN TRƯỞNG Trưởng Ban Tổ chức
Hòa thượng Thích Trí Quảng |