;
Tập kích truyền thông vào Phật giáo Việt Nam là một hoạt động phục vụ việc cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam sang các tôn giáo phương Tây. Trong tập kích truyền thông Phật giáo Việt Nam, đáng quan tâm là mục tiêu gây mất niềm tin của người Phật tử vào giới tu sĩ Phật giáo, khuếch đại những trường hợp cá biệt của một số rất ít tu sĩ Phật giáo phạm tội hình sự và tìm cách khái quát nó thành tình trạng của toàn Phật giáo Việt Nam?
Nếu không có sự việc phạm tội mới, thì những người tổ chức, tiến hành tập kích truyền thông vào Phật giáo Việt Nam hiện nay có thủ pháp sử dụng những bản tin cũ, có thể từ nhiều năm trước, không nêu ngày tháng, rồi đưa lại, có khi không cần thay đổi gì cả (để hiểu sao cũng được), hoặc có thể “xào nấu”, “chế biến” lời lẽ cho khác đi, nhằm làm bạn đọc tưởng lầm là tin mới, trường hợp mới, tạo hình ảnh một Phật giáo Việt Nam đầy dẫy những tăng ni phạm tội hình sự?
Cũng nhằm mục tiêu trên, ở bản tin THẬT MÀ GIẢ, GIẢ NHƯNG THẬT đưa đi, đưa lại đó, những hình ảnh chùa chiền tiêu biểu cho Phật giáo sẽ được đưa kèm đổi mới, dù những ngôi chùa đó không liên hệ gì đến sự việc? Cũng có thể ảnh tập thể tăng ni sẽ được sử dụng, bạn đọc chỉ thấy số đông tăng ni, chẳng xác định ai?
Các ảnh như vậy được chú thích chung chung “ảnh mang tính minh họa”, tức làm hiểu sao cũng được, không thể khiếu nại gì đối với người đưa tin (ảnh mang tính minh họa có thể hiểu là một gói mì tôm, có in ảnh 5-7 con tôm trên bao bì, nhưng dĩ nhiên không có con tôm nào cả, người tiêu dùng không thể nói là mình bị gạt là có tôm thật).
Trên Facebook của tôi, có bạn đọc phản hồi bằng tin một nhà sư phạm tội hình sự, cứ như việc mới xảy ra. Nhưng một bạn đọc khác phát hiện là sự việc đã diễn ra từ năm 2018?
Đây là một thủ đoạn tập kích truyền thông rất tinh vi, “cao cường”? Người đưa tin giả không chịu trách nhiệm gì hết, vì tin họ đưa đúng là tin thật, chỉ không nêu thời gian thôi? Một sự việc sẽ được làm thành ra nhiều sự việc, nhưng hiểu sự việc mới là do tự ở người đọc, người xem...? Người đưa tin không hề đưa sai?
Vậy nên, bạn đọc mạng, và kể cả đối với báo chí, cần lưu ý đọc những tin bài, xem hình ảnh video liên quan đến Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh tập kích truyền thông như hiện nay.
______________________________________________
GIỚI THIỆU TƯ LIỆU (ĐĂNG NGÀY 31/8/2021)
Minh Thạnh
Bài viết này thông tin về video đăng trên YouTube, mở đầu video có giới thiệu
“Báo Điện tử 24h”. Video có tựa đề “Vụ án “DÂM Ô”
Kinh Tởm Gây Chấn Động Cửa Phật Tin tức An ninh”
(xem: https://www.youtube.com/watch?v=Nbqxzj2F__4)
Video có nhiều người xem, nhiều phản hồi.
Một bạn đọc phát hiện, sự việc mà video đưa tin không khác một
sự việc đã diễn ra nhiều năm?
Tin video này được minh họa bằng hình ảnh chùa chiền, hoạt động Phật giáo...
Bạn đọc cũng thông tin hai video, mà người thông tin cho là chỉ một sự việc:
[https://hitnewses.com/2256/?fbclid=IwAR2Ac7XYtleEw
LHRMMlO6DUb5sPKnRTwns3HeBKNfxKxe8pYPKalpW0-XQo;
https://danviet.vn/thong-tin-moi-nhat-vu-su-thay-bi-to-quan-
he-voi-nhieu-phu-nu-7777901720.htm?fbclid=IwAR0fSqLjdHAV
S0NQAcaFvV6pYj0YiW8th0Hk7qoXJHVxvfrFGGlBvRCRDIc].
--------------------------------------
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat1.132@gmail.com,
vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.