;
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Với mong muốn mở rộng thêm kiến thức học Phật cho các Phật tử mới bước chân vào con đường tu tập, cần hiểu sâu thêm về giáo lý, và thể theo yêu cầu của một số Phật tử mới làm quen với Đạo pháp về việc giải đáp những thắc mắc trong quá trình tu học Phật.
Nhân lời thỉnh mời của BBT trang nguoiphattu.com, Sư Cô Đức Trí, xuất gia tu học từ năm 1989 tại Thiền viện Liễu Đức - xã Phước Thái - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai và hiện Sư cô đang hoạt động Phật sự và tu học nâng cao tại Tp. HCM sẽ cộng tác với trang web chúng ta. Vì thế, bắt đầu từ hôm nay chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu cùng quý vị đồng tu những bài viết, những bài vấn đáp của Thích Nữ Đức Trí để quí vị tham khảo, ngõ hầu trợ giúp thêm cho quí vị trong quá trình học Phật giáo, tìm cầu giải thoát.
Trong bài viết, bài vấn đáp, có các ngôn từ, thuật ngữ còn thiếu kinh nghiệm và sai sót ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, quý thiện hữu trí thức, các bạn đạo hoan hỷ bổ cứu những sai lầm thiếu sót để bài viết được hoàn chỉnh, đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Qua đây, BBT nguoiphattu.com xin được cảm niệm và tri ân Sư
cô Thích Nữ Đức Trí đã dành tình cảm,sự quan tâm, tới các Phật tử đặc biệt với
trang nhà.
Kính chúc Sư cô thân tâm thường an lạc, Phật sự viên thành.
Chúc quý Phật tử tinh tiến tu học,kiên cố Tâm Bồ Đề, vững bước đi trên con đường Giác Ngộ
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha TátTam Bảo và Tự tánh Tam Bảo
A. TAM BẢO
Tam Bảo là ba ngôi báu quí giá nhất thế gian. Tam bảo bao gồm: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. “Tam Bảo” rất có giá trị đối với nhân loài. Tại sao "Tam Bảo" có giá trị vô cùng đới với nhân loài? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thấy rõ hơn giá trị cao quí của “Tam Bảo” nha các bạn.
1. Phật bảo: Phật (Buddha) là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Giác giả, tức là bậc giác ngộ. Phật ở đây là chỉ cho Đức Phật Thích Ca, Ngài là vị Phật lịch sử, đã từng sống trên trái đất này, là bậc đã chứng đắc Thánh đạo, có phước đức, trí tuệ siêu việt, tự tại giải thoát, không còn chìm đắm trong sanh tử luân hồi. Ngài đã khai sáng Đạo Phật, truyền bá giáo lý để hướng dẫn mọi người tu hành giải thoát. Vì những công đức thù thắng trên, nên mọi người tôn xưng Ngài là “Phật bảo”.
2. Pháp bảo: Pháp (Dhamma) là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Pháp. Pháp ở đây là chỉ cho Giáo Pháp của Đức Phật tuyên thuyết và được truyền thừa mãi đến bây giờ. Giáo Pháp này là những phương pháp tu hành nhiệm mầu, có công năng giúp mọi người diệt trừ phiền não khổ đau, sống an vui hạnh phúc, thành tựu tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chân chánh và cao hơn nữa là chứng đắc Thánh quả, thành bậc vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì Giáo Pháp đem đến lợi ích thiết thực nhưng rất vĩ đại, mầu nhiệmcho chúng sanh, nên mọi người tôn xưng Giáo Pháp là “Pháp bảo”.
3. Tăng bảo: Tăng (Sangha) là tiếng Phạn, trung Quốc dịch là Hòa hợp chúng. Tăng ở đây là chỉ cho những vị để tử xuất gia của Đức Phật. Họ là những Tu sĩ cùng sống chung với nhau trong một đoàn thể hòa hợp, cùng giữ thanh qui giới luật, với tinh thần tương thân tương ái. Những hành giả này là những con người cao cả, từ bỏ tất cả mọi đam mê dục lạc của thế gian, nguyện sống tĩnh thức, siêng năng tu hành để đạt đến lý tưởng giác ngộ giải thoát và giáo hóa đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Nhờ sự nổ lực tu hành, truyền bà giáo pháp, giáo hóa chúng sanh của những Tu sĩ chân chánh nên bản thân các Tu sĩ cùng mọi người luôn được an vui hạnh phúc và còn góp phần làm cho Đạo Phật được tồn tại mãi đến bây giờ. Do sống đời sống thanh cao, cống hiến công lao to lớn cho Đạo Pháp, cho nhân quần xã hội nên bậc Tu sĩ được mọi người tôn xưng là “Tăng bảo”.
Vì giá trị vô cùng của Tam Bảo đối với thế gian như thế, nên người đời tôn xưng Tam Bảo là ba ngôi báu. Nếu chúng ta nương theo Tam Bảo tu dưỡng tâm linh, phát triển sự nghiệp thì chúng ta sẽ có cuộc sóng an lac và sung túc ngay đời hiện tại và những kiếp tái lai.
B. TỰ TÁNH TAM BẢO.
Tự tánh Tam bảo là Tam bảo hiện hữu trong tâm tánh của tất cả chúng sanh. Đức Lục Tổ Huệ Năng nói: Phật là “Giác”, Pháp là “Chánh”, Tăng là “Tịnh”. Giác, Chánh ,Tịnh là "Tự Tánh Tam Bảo". Tự tánh Tam bảo bao gồm như sau:
1. Tự tánh Phật bảo: Phật là giác tánh thanh tịnh trùm khắp pháp giới. Khi tâm thức chúng ta an trú cảnh giới an nhiên, thanh tịnh, sáng suốt, đó là khi tâm chúng ta an trú vào cảnh giới Phật bảo tự tánh, gọi tắt là Phật tánh.
2. Tự tánh Pháp bảo: Pháp (triết lý Phật giáo) là chánh tri, chánh kiến. Khi chúng ta sống và làm việc theo đạo lý Phật giáo, luôn đem lại an vui, hạnh phúc cho bản thân và tha nhân. Luôn chủ động, sáng suốt để không sa đọa vào những tà thuyết sai lầm, mê tín… đó là lúc tâm ta hằng sống với Pháp bảo tự tánh, gọi tắt là Pháp tánh.
3. Tự tánh Tăng bảo: Tăng là hòa hợp, là thanh tịnh. Khi chúng ta giữ tâm thanh tịnh, luôn làm chủ được mình không sa ngã vào cạm bẩy thế gian để phòng không vướng vào đời sống sai lầm, trụy lạc khiến tâm bất an, đảo điên, loạn động. Hay nói cách khác khi chúng ta biết làm chủ lục căn của chúng ta (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) không để cho nó rong ruổi, chìm đắm theo lục trần sắc, (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) là lúc tâm ta thanh tịnh, tràn ngập an lạc. Tức chúng ta luôn an nhiện, tự tại, thuần tịnh trước mọi biến động của xã hội, trước mọi cám dỗ của thế sự. Luôn giữ tâm thanh tịnh, không để nhiễm bụi trần như thế là lúc tâm ta an trú trong Tăng bảo tự tánh, gọi tắt là Tăng tánh.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có tự tánh Tam Bảo cả. Vì vậy chúng ta nên phát huy những đức tánh này thì cuộc sống của chúng ta luôn được an lạc. An lạc là hạnh phúc đạt ở đỉnh điểm đó các bạn.
Thưa
quý vị và bạn đọc! Nếu quý vị & các bạn muốn tìm hiểu trao đổi những vấn đề trong cuộc sống tu học với Sư cô Đức
Trí vui lòng
điện thoại trực tiếp cho Sư cô, không nên nhắn tin, vì Sư cô Đức Trí rất
bận, không có thời gian để trả lời tin nhắn cho tất cả những nhắn tin
gởi đến. Mong quý vị và các bạn thông cảm. Quý bạn đọc nào muốn hiểu thêm về
Sư cô Đức Trí
thì mời vào trên http://www.facebook.com/sunuductri?ref=ts&fref=ts - hoặc Email sunuductri@yahoo.com - Nam
Mô A Di Đà Phật!
Thích Nữ Đức Trí – 0905020701 – 2012.