Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tình trạng sức khỏe của Sư Ông Làng Mai bây giờ ra sao?

Tác giả Hồng Lam
11:50 | 29/12/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hiện giờ, Sư Ông đang tận hưởng những giây phút bình an và thảnh thơi ngắm nhìn cầu Golden Gate từ cửa sổ, hoặc ra ngoài đi thăm vườn bách thảo và những thắng cảnh của San Francisco. Với hỗ trợ của thiết bị vật lý ở chân phải, Sư Ông bắt đầu có thể đặt trọng lượng nhiều hơn lên phần bên phải của cơ thể và đang tập luyện để dần dần có thể tự mình có thăng bằng và đứng vững được.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sang Mỹ tiếp tục điều trị

Thông bạch của đạo tràng Mai Thôn về sức khỏe Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thông tin cập nhật ngày 24-12-2015

Kính gửi: Các trung tâm tu học của Đạo Tràng Mai Thôn,  các tăng thân cư sĩ tu học theo pháp môn Làng Mai và quý thân hữu trên thế giới

Kính thưa quý vị,

Các trung tâm tu học thuộc Đạo tràng Mai Thôn tại Mỹ và châu Âu hiện đang trong mùa an cư ba tháng (từ ngày 22.11.2015 đến ngày 8.2.2016). Theo truyền thống an cư của đạo Bụt có từ 2600 năm về trước, các vị xuất sĩ đều ở tại tu viện trong ba tháng để tu tập mà không đi hoằng hóa ở bên ngoài.

Với tinh thần đó, Sư Ông chúng con cùng với các thầy, các sư cô thị giả cũng bước vào mùa an cư kiết đông tại San Francisco, với các thời khóa như thiền tọa, thiền hành, ăn cơm im lặng, nghe băng giảng video pháp thoại của Sư Ông và pháp đàm.

Mỗi ngày, Sư Ông đều muốn tham dự tất cả các thời khóa cùng với các thầy, các sư cô thị giả. Chúng con thấy rằng thực tập cùng tăng thân là nguồn thức ăn tâm linh quan trọng nuôi dưỡng và yểm trợ quá trình hồi phục của Sư Ông ở mọi khía cạnh.  Mới đây, khi xem lại một bài pháp thoại giảng trong khóa tu tại Anh từ nhiều năm trước, Sư Ông lắng nghe chăm chú từ đầu đến cuối, thỉnh thoảng mỉm cười và gật đầu tâm đắc mỗi khi nghe đến những điểm chính yếu của bài pháp thoại. Các chuyên gia về thần kinh học cho biết hình thức sinh hoạt này có tác dụng trị liệu và hỗ trợ tích cực cho quá trình hồi phục chức năng nói của Sư Ông. Tuy vậy, sự tiến bộ về phát âm của Sư Ông vẫn còn rất chậm. Mỗi khi chúng con hát những bài thiền ca Làng Mai mà Sư Ông ưa thích, Sư Ông hát theo và thỉnh thoảng đã phát âm được khá rõ ràng vài chữ. Chúng con thấy Sư Ông đang rất cố gắng để tập phát âm cho rõ dù sự tập luyện này đôi khi cũng làm cho Người khó chịu vì chưa làm được. Tin vui là chúng con đã tìm được một nhà trị liệu về ngôn ngữ có thể đến tập luyện cho Sư Ông mỗi ngày trong suốt tháng Giêng năm 2016.  Ngoài ra, chúng con cũng đang tiếp tục tìm hiểu thêm về những phương pháp trị liệu mới dựa trên cơ chế thần kinh mềm dẻo hay “tính dẻo của não” (neuroplastic healing techniques), trong đó có liệu pháp phản hồi thần kinh(neurofeedback) và liệu pháp laser lạnh (cold laser therapy).


thien su thich nhat hanh.jpg


Sư Ông đang an cư cùng các vị thị giả tại San Francisco

Hiện giờ, Sư Ông đang tận hưởng những giây phút bình an và thảnh thơi ngắm nhìn cầu Golden Gate từ cửa sổ, hoặc ra ngoài đi thăm vườn bách thảo và những thắng cảnh của San Francisco. Với hỗ trợ của thiết bị vật lý ở chân phải, Sư Ông bắt đầu có thể đặt trọng lượng nhiều hơn lên phần bên phải của cơ thể và đang tập luyện để dần dần có thể tự mình có thăng bằng và đứng vững được. Mỗi ngày, Sư Ông đều thực tập thiền hành khoảng vài giờ, với sự trợ giúp của bác sĩ vật lý trị liệu và các thị giả.

Sức mạnh tâm linh cùng với nghị lực và ý chí dũng mãnh trong quá trình trị liệu và phục hồi  của Sư Ông là nguồn cảm hứng cho chúng con trên con đường thực tập. Bằng pháp thân của mình, Sư Ông đang dạy chúng con - các đệ tử của Người- rằng Sư Ông mong muốn thấy sự thực tập nơi chúng con, mà không phải là lòng xót thương. Người rất nhạy cảm với năng lượng chánh niệm và sự có mặt đích thực của mọi người xung quanh mình. Chúng con học hỏi được rất nhiều ở cách Sư Ông chấp nhận những gì đang xảy ra với mình và hạnh phúc đủ với những điều kiện mà mình đang có. Tuy nhiên, sự chấp nhận này không hề cản trở chúng con làm hết sức mình để giúp Sư Ông cũng như không hề ngăn Sư Ông chăm chỉ tập luyện để thúc đẩy quá trình phục hồi. Như câu thư pháp đầy hùng lực mà Sư Ông đã viết: “This is it” (Cái chúng ta đi tìm nằm ngay ở đây! Chúng ta không cần tìm kiếm gì khác nữa.)

Trong quá trình yểm trợ cho sự phục hồi của Sư Ông, chúng con đã và đang thực tập chấp nhận những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại, chấp nhận nó như nó đang là mà không lo lắng, sợ hãi cho tương lai hay hối tiếc về quá khứ. Sư Ông đã từng nhắc nhở chúng con rất nhiều lần rằng Bụt cũng là một con người. Giờ đây, Sư Ông cũng đang đối mặt với những thách thức rất con người này, và chúng con - những đệ tử và cũng là sự tiếp nối tâm linh của Sư Ông - luôn có mặt bên Người. Chúng con cảm thấy rất bình an bởi vì chúng con biết tất cả chúng con đều đang làm hết sức mình để thực tập và để có mặt cho vị thầy vô vàn thương kính của mình.

Chúng con ý thức sâu sắc rằng sự phục hồi của Sư Ông có liên hệ mật thiết, không thể tách rời với sức khỏe và sự vững mạnh của tứ chúng Làng Mai. Điều này đã được thể hiện rõ qua lễ xuất gia gần đây của gia đình Cây Đan Mộc gồm 19 thành viên (9 em được xuất gia ở trung tâm Làng Mai Thái Lan và 10 em - đến từ Ireland, Pháp, Hà Lan, Ý, Indonesia và Úc -  được xuất gia ở Làng Mai, Pháp). Những người trẻ này phát tâm xuất gia bởi vì các em đã thấy được sức mạnh từ Tăng thân và Pháp thân của Sư Ông. Với tư cách một tăng thân, chúng con đang chăm sóc cho thân của Sư Ông ở mọi mặt, bởi vì chúng con thấy rất rõ là Sư Ông không chỉ đang có mặt ở San Francisco mà thôi. Chúng con có thể thấy thân Tăng của Sư Ông đang có mặt và đang phát triển ở khắp nơi, trong mỗi người chúng con, trong mỗi vị tân sadi và trong tất cả mọi người. Cái thấy của Sư Ông về Đức Bụt tương lai biểu hiện dưới hình tướng của một Tăng thân đang thành hiện thực.

Chúng con muốn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với tất cả quý vị thân hữu đã luôn có mặt và yểm trợ Sư Ông chúng con bằng sự thực tập hết lòng của mình. Mỗi người trong chúng ta đang là một tế bào trong thân Tăng của Sư Ông, và chúng ta có thể chung tay chăm sóc cho Sư Ông bằng cách trở về với hải đảo tự thân để chăm sóc cho chính mình, cho sự thực tập và cho những người thương của mình. Bằng cách này, chúng ta trở thành một tế bào khỏe mạnh trong Tăng thân và Pháp thân của Sư Ông.

Chúng con vô cùng biết ơn quý vị và kính chúc quý vị cùng thân quyến một Năm Mới an lành và thảnh thơi.

Chúng con sẽ tiếp tục cập nhật về tình trạng sức khỏe của Sư Ông đến quý vị trên trang nhà Làng Mai tiếng Việt (langmai.org), trang nhà Làng Mai tiếng Anh (plumvillage.org) và trang nhà Làng Mai tiếng Pháp (villagedespruniers.net).

Đạo Tràng Mai Thôn

thiền sư thích nhất hạnh sư ông làng mai thực tập cầu nguyện làng mai sư ông thích nhất hạnh sức khỏe chánh niệm

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Sắp diễn ra Triển lãm kinh sách Phật giáo tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triển lãm kinh sách Phật giáo tại Hà Nội

Tìm tư liệu về cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Tìm tư liệu về cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch

Chương trình và lịch hoạt động Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Chương trình và lịch hoạt động Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Tác giả bài thơ ‘Đây chén cơm đầy nặng ước mong..’ viên tịch

Tác giả bài thơ ‘Đây chén cơm đầy nặng ước mong..’ viên tịch

Thông tin về việc một người mang sắc phục tu sĩ Phật giáo trang trí mừng giáng sinh

Thông tin về việc một người mang sắc phục tu sĩ Phật giáo trang trí mừng giáng sinh

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Đại lão Hoà thượng Tịnh Không viên tịch

Đại lão Hoà thượng Tịnh Không viên tịch

Cáo phó Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm viên tịch

Cáo phó Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm viên tịch

Thông báo khóa tu mùa hè chùa Phước Duyên – TP Huế

Thông báo khóa tu mùa hè chùa Phước Duyên – TP Huế

Thông báo khóa tu mùa hè lần thứ X tại Chùa Bằng – Linh Tiên tự

Thông báo khóa tu mùa hè lần thứ X tại Chùa Bằng – Linh Tiên tự

Cáo phó: Ni trưởng Thích Đàm Được viên tịch

Cáo phó: Ni trưởng Thích Đàm Được viên tịch

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0655649 s