Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Trái tim Việt ở đất Phật

Tác giả Hồng Lam
11:11 | 15/08/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Đi qua 4 thánh địa linh thiêng của Phật giáo, tôi thật sự xúc động khi thấy hình ảnh chùa Việt và tâm hồn Việt ở miền đất Phật.

Chùa Việt ở “Liên hiệp quốc Phật giáo”

Nhiều người trong chúng ta đã biết thầy Huyền Diệu có công tạo nên hai ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc tự ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya, Ấn Độ) và ở Lâm Tì Ni (Lumbini, Nepal). Câu chuyện những năm dài gian khổ để góp phần cùng phật tử khắp thế giới và hai nước Ấn Độ - Nepal tạo dựng nên một “Liên hiệp quốc Phật giáo” ở Bồ đề Đạo tràng và Lâm Tì Ni như ngày nay của thầy Huyền Diệu thì chắc nhiều người đã nghe, nhưng khi đặt chân đến nơi này mới thấy ý nghĩa thiêng liêng của việc làm này.

Cách Bồ đề Đạo tràng - nơi Thích Ca giác ngộ thành Phật, khoảng 2 km về hướng tây nam là chùa Việt Nam Phật Quốc tự với bảo tháp 7 tầng uy nghiêm vươn cao giữa một vườn cây um tùm, rộng lớn. Xa xa là những chùa của người Thái Lan, Myanmar, Đài Loan, Tây Tạng… với nhiều nét kiến trúc khác nhau. Đập vào mắt chúng tôi khi bước đến cổng Việt Nam Phật Quốc tự là bản đồ Việt Nam gắn trên cổng chùa, xác định rất rõ ràng đây là chùa của người Việt Nam. Càng vào trong càng thấy như đang ở Việt Nam vậy. Những hàng tre quanh co trồng dọc theo lối đi, những bờ ao đầy rau muống…, những lối đi có những tiểu cảnh với các thắng cảnh của quê nhà. Không ai nghĩ rằng, trước kia nơi đây chỉ là những cánh đồng mông quạnh. Vì vậy, có được như hôm nay (kể cả ngôi chùa ở Lâm Tì Ni) là một quá trình gần 25 năm cực khổ nằm gai nếm mật của các phật tử nói chung và của thầy Huyền Diệu nói riêng.

Hôm chúng tôi ghé Việt Nam Phật Quốc tự thì thầy Huyền Diệu đang ở bên Việt Nam Phật Quốc tự, Lâm Tì Ni, nhưng thầy cũng kịp dặn các ni sư chiêu đãi chúng tôi bằng một nồi chè đậu xanh mát rượi. Một chút ấm áp trong cõi Phật này. Biết chúng tôi sẽ qua biên giới Ấn Độ - Nepal để viếng Lâm Tì Ni (nơi Đức Phật ra đời), qua điện thoại thầy căn dặn đủ điều, chỉ tiếc khi chúng tôi sang Nepal thì thầy đã về Việt Nam theo một lịch trình từ trước. Thầy chỉ gửi gắm: “Nếu các bạn đã đến đất Phật thì nhớ cầu cho Việt Nam mình sẽ hòa bình và thịnh vượng mãi mãi”. Quả là một tấm lòng, dù đã là người tu hành, nhưng cũng đúng thôi với con người của thầy Huyền Diệu, khi mà như thầy nói: “Có đất nước trước, rồi mới có Phật và có Phật thì mới có chùa”. Cũng vì vậy mà tên 2 ngôi chùa do thầy tạo dựng đều có cái tên: Việt Nam Phật Quốc tự.

Ngoài 2 ngôi chùa Việt kể trên thì ở Kushinagar - nơi Đức Phật nhập niết bàn, cũng có một ngôi chùa Việt với tên Linh Sơn Việt Nam. Ngôi chùa này đang trong quá trình hoàn thiện do ni sư Trí Thuận trụ trì và xây dựng, nhưng nó đã biểu hiện sự uy nghiêm cũng như rất gần với người Việt Nam khi hành hương đến đây. Hy vọng rằng, khi người Việt hành hương đến Kushinagar sẽ có thêm một địa điểm dừng chân để cảm thấy ấm áp hơn trên xứ Phật.


Ni sư Từ Tâm và học trò  - Ảnh: C.M.H

“Không xây chùa thì mở trường học”

Ở Bồ đề Đạo tràng có một ni sư người Việt, mà nhắc đến ai cũng nể trọng, đó là ni sư Từ Tâm. 12 năm trước, khi phật tử Trần Thị Cúc (tục danh của ni sư Từ Tâm) hành hương đến Bồ đề Đạo tràng, ngoài một cõi tâm linh thì xung quanh là đồng không mông quạnh, trẻ em thì ăn xin và sống trong nghèo đói, dốt nát, vì vậy cô Cúc cảm thấy mình phải làm gì đó để giúp các em này. Vậy là với 400 USD (do người con gái bên Mỹ biếu), cô đã quyết ở lại vùng đất thiêng, mà như cô nói “hành đạo là giúp người”. “Đầu tiên là thuê người đào 22 cái giếng để cho người dân, nhất là trẻ em, dùng nước sạch hơn nước sông để đỡ ghẻ lở”, ni sư Từ Tâm nhớ lại.

Cũng với 400 USD đó, ni sư Từ Tâm đã từng ngày, từng ngày xây nên một ngôi trường thật khang trang như ngày nay với tên gọi: Trường trung học và hướng nghiệp Tình thương cùng với dòng chữ “Do Phật tử Việt Nam tài trợ”. Hiện đã có gần 700 học sinh từ lớp mẫu giáo cho đến lớp 10 học tại đây. Ngoài việc miễn phí tiền học, các em gái còn được học thêm may vá. “Bây giờ phật tử khắp nơi vẫn gửi tiền giúp trường thường xuyên”, ni sư Từ Tâm cho biết.

Hôm chúng tôi đến thăm trường, ni sư cho tất cả các em mặc đồng phục thật gọn gàng (nam áo sơ mi trắng, quần đen; nữ thì áo dài có khăn choàng kiểu phụ nữ Ấn), để “chào khách từ Việt Nam sang”, như bà giới thiệu. Nhìn các em sáng ngời trong những chiếc áo mới, không ai nghĩ rằng trước đây các em là những trẻ em lang thang, ăn xin.


Việt Nam Phật Quốc tự ở Bồ đề Đạo tràng

Chưa bằng lòng với những gì mình đã làm, ni sư Từ Tâm còn mong muốn xây một cây cầu bắc qua sông Niranjana (Ni Liên Thiền), vì theo ni sư cho biết: “Mùa nước lũ trẻ em phải lội ngang sông để đến trường, nguy hiểm lắm”. Có lẽ đó là điều thật khó với một ni sư có thân hình nhỏ bé này, tôi chợt nghĩ. Nhưng biết đâu được, ở đất Phật, bên dòng Ni Liên Thiền linh thiêng, ước mong đó sẽ thành khi mà tấm lòng của ni sư rất gần thuyết của nhà Phật: tích đức thì tùng đức.

Rồi đây bên cạnh những cột đá Asoka có lịch sử hàng ngàn năm - chứng tích của Phật giáo, bên những thánh địa linh thiêng như Bồ đề Đạo tràng, Lâm Tì Ni đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, sẽ có những dấu ấn của người Việt không chỉ ở những ngôi chùa mà còn ở những tấm lòng Bồ tát - những tâm hồn Việt, trên miền đất thiêng liêng này.

Theo Cao Minh Hiển - TNO

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Tiểu sử Cư sĩ Đoàn Trung Còn

Tiểu sử Cư sĩ Đoàn Trung Còn

Đôi nét về Hòa thượng Thích Trí Hải

Đôi nét về Hòa thượng Thích Trí Hải

Người Phật tử tại gia đầu tiên trong Phật giáo là ai?

Người Phật tử tại gia đầu tiên trong Phật giáo là ai?

Vài nét tiểu sử Hòa thượng Thích Lương Phương

Vài nét tiểu sử Hòa thượng Thích Lương Phương

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

Tiểu sử Cư sĩ Tống Hồ Cầm (1918-2022)

Tiểu sử Cư sĩ Tống Hồ Cầm (1918-2022)

Tiểu sử Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Đàm

Tiểu sử Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Đàm

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Như Đức

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Như Đức

Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh

Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh

Thêm những cứ liệu minh định - Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Thêm những cứ liệu minh định - Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Một thoáng với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trước thềm Phật đản – Đại lễ Vesak 2014

Một thoáng với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trước thềm Phật đản – Đại lễ Vesak 2014

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tổ chức tang lễ theo Phật giáo

Tổ chức tang lễ theo Phật giáo

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN