;
>Cổ động chống AIDS bằng truyện Ðường Tăng bị phản đối - NV
>Vụ clip "Đường Tông thỉnh bao cao su" chờ đợi câu trả lời của cơ quan quản lý
>Vụ clip "Đường Tông đi thỉnh bao cao su": VTC đưa tin vịt hay thói trốn trách nhiệm?
>Đồng Nai: Hình ảnh lễ họp mặt "Về Nguồn"Tăng Ni sinh trường TCPH
>Doanh nhân - Công chức và nhà giáo đi chợ Bồ Đề
>Bà lão 60 năm không gội đầu được đồn là “thần tiên”
>Câu chuyện về pho tượng 'mọc tóc' của chùa Quán Sứ
Báo
dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Quán Sứ cho hay pho tượng nhà sư "bỗng dưng mọc tóc" ở chùa Quán Sứ, Hà Nội là tượng sư cụ Thích Bình Lương, người có công cưu mang Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người còn hoạt động cách mạng ở Thái Lan. Thế nhưng, bạn đọc Nguyên Chơn, hiện đang tu học tại chùa Cảnh Phước (Wat Samanamboriharn) Bangkok, Thái Lan khẳng định: đó là tượng vị sư người Thái Lan Phra Mongkhonthepmuni.Trả lời báo Gia đình và Xã hội, Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu cho biết: "Pho tượng của Hòa thượng Thích Bình Lương mới được rước về thờ tại chùa Quán Sứ vài năm nay. Trước đây, khi Hòa thượng Thích Thanh Tứ còn sống, chúng tôi đã cùng sang Thái Lan, đến ngôi chùa nơi Hòa thượng Bình Lương tu hành khi xưa thì gặp người đệ tử của hòa thượng Bình Lương - nay đã là trụ trì chùa.
Đến năm 2008, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc được tổ chức ở Việt Nam thì vị sư này sau khi dự đại lễ về đã đặt làm một pho tượng Hòa thượng Thích Bình Lương rồi rước về thờ ở chùa Quán Sứ cho đến giờ".
Tuy nhiên, chia sẻ trên Giác Ngộ online, bạn đọc Nguyên Chơn lập luận rằng sở dĩ đó là tượng vị sư người Thái Lan Phra Mongkhonthepmuni là vì "cố HT Bình Lương, trụ trì chùa Từ Tế (Bangkok), là một tu sĩ An nam tông, nên không thể mặc y phục giống tu sĩ Thái hệ Theravada được, vì An nam tông có y phục riêng do vua Thái quy định, theo hệ Đại thừa Phật giáo (xem hình dưới). Hơn nữa, hình ảnh thật về HT.Bình Lương, người Việt, hơi ốm, sống mũi nhỏ, trong khi pho tượng nhà sư ở chùa Quán Sứ thân người to, sống mũi lớn, bên phải có nốt ruồi to, môi trái cũng có nốt ruồi hơi nhỏ."
Y phục của tu sỹ Phật giáo An Nam tông, Thái Lan tại ngôi chùa Việt trên đất Thái. Ảnh: TTXVN
"Sư Phra Mongkhonthepmuni (Sodh Candasaro), người Thái thường hay gọi là: Luang por Sodh, Luang Pu Sodh hay Luang por wat Paknam, vì ngài là trụ trì wat Paknam - Tổ sư của dòng thiền Dhammakai (Dhamakaya). Dù không phải là người sáng lập wat Dhammakaya (chùa Pháp Thân), nhưng ngài có công khai sáng và truyền thừa dòng thiền Dhammakai cho Khun Yay Acharaya Chandra Khonnokyoong - người sáng lập Dhammakai sau này, nên người Thái đã tôn tạo tượng ngài (bằng vàng thật) thờ tại wat Dhammakai cũng như làm tượng nhỏ đeo ở cổ mà người Thái quan niệm là bùa hộ mệnh. Ngoài ra, tượng của ngài cũng được thờ tại tư gia thuộc các gia đình tu tập theo pháp môn Dhammakai", bạn đọc Nguyên Chơn nói thêm về hành trạng cũng như lai lịch của pho tượng của nhà sư Phra Mongkhonthepmuni.
Đây là tượng ngài Phra Mongkhonthepmuni hay là tượng Hòa thượng Bình Lương (Ảnh: Lã Xưa - giadinh.net.vn)
Sư Phra Mongkhonthepmuni (Ảnh: en.wikipedia.org)
Làm cách nào để xác minh pho tượng "bỗng dưng mọc tóc" ở chùa Quán Sứ, Hà Nội là nhà sư nào? bạn đọc Nguyên Chơn gợi ý độc giả vào google và search từ khóa “Phra Mongkhonthepmuni” hay “Luang por wat paknam” hoặc có thể vào Wikipedia.org (http://en.wikipedia.org/wiki/Phramongkolthepmuni), lưu ý 2 nốt ruồi trên khuôn mặt tượng.
"Thái Lan vốn nổi tiếng với việc làm tượng sáp: tượng có tóc, quấn y giống hệt nguyên mẫu v.v... nên việc bức tượng giống người thật là điều không có gì mới lạ. Tuy nhiên, việc khẳng định pho tượng nhà sư 'bỗng dưng mọc tóc' ở chùa Quán Sư Hà Nội là nguyên mẫu của HT.Bình Lương (như thông tin trong bài báo) lại là chuyện đáng bàn," bạn Nguyên Chơn chia sẻ.
Thiết nghĩ, ban quản trị Tùng lâm chùa Quán Sứ nên xác minh lại việc này.