;
... Chuyện hiện nay có những người trong giới trẻ cho rằng
có con, sinh con là sự vô minh của loài người điều này theo tôi là không nên,
đó là cách suy nghĩ cực đoan, không đúng đắn.
Quan niệm của phật giáo thì được sinh làm người là khó, phải có
nhiều phúc lành mới được sinh làm người. Thực hiện nếp sống đạo đức, không sát
sinh hại vật, không trộm cắp, ăn gian nói dối, sát sinh hại vật, không tà dâm…
phải chăm làm việc phúc thiện, sống cuộc đời trong sáng hiền thiện mới được làm
người.
Nếu đưa ra nhận định một con người được sinh ra là vô minh thì
tôi hoàn toàn không đồng ý. Con người là chân quý, con người có thể thăng hoa
và tỏa sáng hơn bất kỳ một sinh mệnh nào, từ địa vị làm người có thể trở thành
vĩ nhân, những người đem lại hạnh phúc an bình cho muôn loài.
Còn quan điểm có con là vô minh, đó chỉ là những nhận định cực
đoan, không phát huy được giá trị sống của con người, chúng ta phải trân trọng
giá trị sống của mình, con người nếu tìm được giá trị sống thì dù có lầm lỗi
phải ngồi tù, họ vẫn có thể chuyển hóa thành người tốt; những người khuyết tật,
họ vẫn có thể cống hiến cho xã hội.
Chúng ta phải chân quý sự sống của mình, của đồng loại và của
muôn loài khác nữa, như sự sống thiên nhiên môi trường, cho đến những con
côn trùng nhỏ bé....
Đoạn trên của TT Thanh
Huân đang giải thích vấn đề là giá trị cao quý của con người, nếu không lầm thì
ngài đã đi lệch vị trí giữa vấn đề sinh con và giá trị của một sinh vật đã được
làm thân người; vì thế, những đoạn tiếp theo, ngài thường đề cập đến một con
người tốt hay xấu tùy thuộc môi trường xã hội, giáo dục...ra ngoài chủ đề
"muốn có con là vô minh" của Mai Khôi.Ta không nói đến điều cao
quý làm thân người, tốt hay xấu khi có
thân người..., chỉ xoay quanh vấn đề muốn sinh con là một vô minh của Mai Khôi
mà thôi.
Nếu đưa ra nhận định một con người được
sinh ra là vô minh thì tôi hoàn toàn không đồng ý...
TT Thanh Huân lại lầm lẫn giữa
vấn đề: "con người được sinh ra là vô minh" và "người muốn sanh
con là vô minh" mà Mai Khôi muốn nói. Do vậy quan điểm giữa Mai Khôi và TT
Thanh Huân như hai con đường song song không có một điểm chung.Những luận cứ của
TT rất đúng với truyền thống nhân loại, thậm chí đạo đức xã hội của Khổng giáo
quan niệm; ai không con là vô phúc, nhiều con là đại phúc - người có phúc tài lộc
thì giàu, người có phúc về đường thê thằng tử phược thì đông con. Ngay cả người
chỉ có một con cũng bị xem là - "cây độc một trái - gái độc một con".
Sanh con có nhiều nguyên
nhân: một là do truyền thống nối dõi tông đường, hai là do tình dục mà không
coi trọng hậu quả, ba là kết quả tất yếu giữa hai tâm hồn hòa hợp bởi tình yêu
chân chính, bốn là do cưỡng bức...Tóm lại, sanh con của con người cũng như các
loài động vật khác là kết quả tất yếu của tập khí mà tạm gọi là vô thưởng vô phạt
nếu không có tác ý xen vào.
Riêng ca sĩ Mai Khôi: Sinh con là điều tự nhiên và cũng là một trong vô số hành
động vô minh của con người. Bản chất của con người là vô minh và ích kỷ, ai
cũng biết điều này nhưng họ không nhận.... tại sao? Tại vì họ vô minh.
Suy nghĩ của tôi chính xác theo từng câu chữ là "ý muốn sinh con là một ý
muốn ích kỷ và vô minh". Điều đó không có gì là cực đoan cả, nếu hiểu rõ
tiếng Việt, và cố gắng đừng lừa mị bản thân và nhân loại.
Ích là ích lợi, kỷ là bản thân, ích kỷ là lợi ích bản thân, nó không có gì xấu
cả. Ai cũng ích kỷ mà! Khi muốn sinh con, người ta muốn thoã mãn ý thích của
cảm giác làm bố làm mẹ, để tình yêu của họ đơm hoa kết trái.
Họ cũng mong muốn con cái của họ lớn lên sẽ thành người có ích cho xã hội
(nhưng chưa chắc) để họ được hãnh diện, họ muốn được chắm sóc đứa con thì cũng
là vì ý muốn của họ, đó là niềm vui của họ.
Nhưng sự ích kỷ ở đây là
họ chưa hỏi được đứa bé có muốn ra đời không mà họ đã sinh, như vậy là ích kỷ,
họ có dám chắc con họ khi trưởng thành có trở thành gánh nặng của xã hội không
mà họ sinh?
Như vậy là ích kỷ, chưa
kể con người khi sinh con xong thì đa số nghĩ rằng đứa con đó của mình, nó sẽ
chăm sóc mình lúc già lúc bệnh, nó sẽ phải làm theo ý mình cho tới lúc chết,
nếu con cái không làm theo bố mẹ thì đa số các bố mẹ sẽ gào lên rằng "
Trời ơi! Sao tao sinh mày ra mà mày không nghe lời tao??". Đó là ích kỷ.
Mai Khôi có lý của Mai
Khôi, với nhà Phật, có vô minh nên
có luân hồi sanh tử, làm thân người hay thân súc sinh, ngay cả chư Thiên cũng
đều là hậu quả của nghiệp lực, mà nghiệp lực là vô mình của tác ý, cho dù
nghiệp thiện hay nghiệp ác. Những điều TT Thanh Huân dẫn chứng do có phước giữ
giới mới làm thân người, giữ ngũ giới hay thập thiện cũng là thiện nghiệp, mà
thiện hay ác nghiệp cũng làm chướng ngại của giải thoát - đó đều là vô minh.
Mai Khôi muốn nói đến tinh thần rốt ráo đó, nhưng chị dẫn chứng những nhu cầu
ích kỷ của đời thường để kết luận muốn sanh con là vô minh.
Cổ nhân bảo: "con
là nợ, chồng vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo". Con là nợ nghĩa là
mình mắc nợ nó hoặc nó mắc nợ mình, vì vậy có những gia cảnh khốn đốn vì con,
cũng có những mái ấm hạnh phúc khi có con hiếu thảo. Do oan gia trái chủ nhiều
đời chiêu cảm nhau mà thành quyến thuộc của nhau; chính vì quan điểm nầy, các
vị xuất gia không muốn tiếp tục ái nhiễm thê thằng tử phược nên phải "ly
dục ly ác pháp". Cái nhân vô minh không có thì quả vô minh không sanh.
Tóm lại, Mai Khôi muốn
nói đến sự ham muôn, dù là ham muốn sanh con cũng đều là vô minh.
TT Thanh Huân đứng trên
quan điểm xã hội phê phán Mai Khôi không sai mà Mai Khôi nói đếm tâm lý giải
thoát để phát biểu cũng không phải không đúng. Tùy góc độ mỗi người nhìn mà
đúng hay sai mà thôi. Đó là hai con đường của A và B song song với nhau.