;
Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi mở rộng, Công giáo hóa Quốc lộ 20 ?
Xây dựng điểm tập trung hàng trăm ngàn người sát quốc lộ 20 mà vẫn ganh tỵ Phật giáo
CÁC ĐÁM ĐÔNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CÓ XU HƯỚNG GIA TĂNG
Sau công cuộc Đổi mới, bước sang thập niên 1990 tại Việt Nam, các cuộc lễ tôn giáo đông người ngoài trời, dạng mít tinh quần chúng đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét đám đông mít tinh tôn giáo trong mối quan hệ với việc xây dựng Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, trong đó có quảng trường, mà theo chúng tôi, thiết kế ẩn của nó khi mở rộng có thể có sức chứa lên đến một triệu người, là quảng trường lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng của các cuộc tập trung đám đông mít tinh tôn giáo đã lên đến mức trên 100 ngàn người.
Tuy nhiên, chỉ có hai tôn giáo tập trung được đám đông mít tinh như thế, là đạo Ca tô La Mã ở Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, ở Sở Kiện, Hà Nam, ở Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi và đạo Cao Đài trên quảng trường Tòa thánh Tây Ninh.
Phật giáo thì coi như không phải kể đến, vì chỉ tập trung tối đa vài ngàn người trong Đại lễ Phật đản.
Những con số trên của Ca tô La Mã và Cao Đài không phải là con số đột khởi, vì trong nhiều năm, mức độ gia tăng là tiệm tiến, tăng dần. Hiện nay ở nhiều nơi, việc tập họp đến hơn 100 ngàn tín đồ tôn giáo là thường xuyên, định kỳ.
Con số hơn 100 ngàn được ghi nhận hiện nay không phải là con số cuối cùng. Sở dĩ nó dừng lại ở mức trên 100 ngàn là vì địa điểm tổ chức không còn không còn chỗ để đứng, chứ không phải Ca tô La Mã và Cao Đài không tập trung được số người đông hơn. Chính vì lý do này mà đạo Ca tô La Mã xúc tiến xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, thiết kế ẩn mở rộng quảng trường lên tới sức chứa ước tính một triệu người. Việc tập trung đông đảo tín đồ tôn giáo hiện nay đã bắt đầu phát triển ra ngoài các mục tiêu tôn giáo. Thí dụ, như đối với cuộc tập trung đánh chiếm cổng Công ty Formosa ở Hà Tĩnh cuối năm 2016. Ở đó, sau các nghi thức tôn giáo, có đọc kinh và linh mục làm phép, thì bùng nổ xung đột ném đá và xông lên đánh chiếm.
Các cuộc tập trung hơn 100 ngàn tín đồ của đạo Ca tô La Mã tại quảng trường Tòa thánh Tây Ninh không hẳn là những cuộc mít tinh, vì chỉ có đám rước, không có diễn văn mang tính chất lý luận và chỉ đạo đường lối như ở đạo Ca tô La Mã.
Những cuộc tập họp của tín đồ đạo Cao Đài trên quảng trường tòa thánh Tây Ninh còn mang dáng dấp những cuộc tập họp tín ngưỡng dân gian, dạng có diễn văn chỉ mới phát triển gần đây. Hình thức tập trung tín đồ và việc xây dựng quảng trường ở Tòa thánh Tây Ninh là hình thức bắt chước theo đạo Ca tô La Mã, nên trình độ tổ chức chỉ mới ở mức ban đầu, thô sơ và đơn giản. Hơn nữa, đám đông ở quảng trường Tòa thánh Tây Ninh có tính chất pha tạp người theo nhiều tôn giáo, nhiều người đến do hiếu kỳ xem rước, không nặng về nghi lễ tôn giáo, không có thánh lễ.
Điều này khác với những cuộc tập trung đông đảo lên đến hơn 100 ngàn người ở Việt Nam của đạo Ca tô La Mã. Những cuộc lễ này được tổ chức bài bản, thiết kế với kỹ thuật tổ chức rất cao, tinh vi và gắn với thời cuộc bằng những diễn văn được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, nhiều tầng nghĩa.
Số người dự các buổi lễ tập trung đông người của đạo Ca tô La Mã, dù ở mức vài ngàn, vài chục ngàn người hay đến hơn 100 ngàn người tín đồ Ca tô La Mã, hầu hết ngoan đạo, nên tinh thần tôn giáo rất cao. Mức độ cao của tinh thần tôn giáo trong các cuộc lễ đông người ngoài trời của đạo Ca tô La Mã còn ở chỗ nó gắn với các lễ nghi tôn giáo thiêng liêng, việc tập họp chủ yếu là động cơ tôn giáo, vì mệnh lệnh bề trên, không phải vì vui thích, xem hội như ở quảng trường Tòa thánh Tây Ninh.
Đạo Cao Đài chỉ có thể tập trung đến hơn 100 ngàn người ở Tòa thánh Tây Ninh vào các ngày cố định theo lịch lễ hàng năm và do cấp trung ương tổ chức.
Đạo Ca tô La Mã có thể tập trung đám đông theo ấn định của các chức sắc về ngày giờ địa điểm. Chỉ Linh mục có thể ra lệnh tập trung hàng chục ngàn người, còn mức độ vài chục ngàn là trong khả năng của giám mục cai quản giáo phận.
Đối với Phật giáo Việt Nam, con số mười ngàn người (từ những năm 1990 trở lại đây) là chưa bao giờ đạt tới trong các cuộc mít tinh quần chúng. Có chăng chỉ là việc tập trung ở các đám tang của các nhà lãnh đạo Phật giáo hàng đầu!
TƯ DUY QUẢNG TRƯỜNG CỦA ĐẠO CA TÔ LA MÃ
Đọc kinh Phật, chúng ta thấy rất nhiều đoạn đức Phật thuyết pháp trước một đại chúng trời người hết sức đông đảo. Từ “đại chúng” mà đạo Phật thường dùng cũng khiến chúng ta nghĩ rằng tư duy quảng trường phải là tư duy của Phật giáo.
Nhưng không phải, trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ có đạo Ca tô La Mã là có tư duy quảng trường. Hồi giáo cũng có yêu cầu tín đồ về thánh địa, hành hương nhưng không tập trung trên quảng trường để nghe diễn văn như đạo Ca tô La Mã.
Ở đạo Ca tô La Mã, trước Thánh đường trung tâm ở Vatican, nhà thờ Thánh Phê rô, là quảng trường có sức chứa lên đến 200 ngàn người (1).
Các buổi lễ của đầu não đạo Ca tô La Mã toàn thế giới gắn liền với quảng trường Thánh Phê rô. Các thông điệp quan trọng của đạo Ca tô La Mã cũng được công bố từ quảng trường đó. Hình ảnh rất quen thuộc là Đức Giáo hoàng xuất hiện trên cửa sổ nhìn xuống quảng trường ban phép lành cho đám đông bên dưới hay trên tay là một tờ giấy thông điệp, diễn văn.
Xuất hiện trên quảng trường, giáo hoàng đi trên xe mui trần, vẫy tay chào đám đông.
Tư duy quảng trường là tư duy của đạo Ca tô La Mã từ nhiều thế kỷ trước. Đó là tư duy của một tôn giáo gắn chặt với đời sống thế gian.
Hai trụ cột chính trong hoạt động của đạo Ca tô La Mã là phụng vụ và mục vụ. Hình vị “phụng” trong “phụng vụ” là thờ phụng, phụng vụ là việc thờ phụng, còn “mục vụ” là việc chăn chiên. Phụng vụ thì nhìn lên bàn thờ Chúa, còn mục vụ thì nhìn xuống những dãy ghế bên dưới và đám đông quảng trường.
Cho nên nhà thờ nào, nếu có thể, thì đều làm sân rộng, có sức chứa vài ngàn người ứng với số lượng giáo dân của giáo xứ.
Quảng trường của nhà thờ lớn thì sức chứa vài chục ngàn người, như quảng trường trước nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
Tư duy quảng trường của đạo Ca tô La Mã không chỉ dừng lại ở những quảng trường trước ở Vatican, trước các nhà thờ, các tòa giám mục, mà tư duy đó mở rộng với những quảng trường khi những đám đông hàng triệu người được tổ chức để nghênh đón giáo hoàng trong những chuyến tông du. Những quảng trường lớn trên thế giới đều được đưa vào hồ sơ chọn lựa của Vatican để phục vụ những chuyến tông du đó. Không có quảng trường, quảng trường không đủ lớn, nhiều khi Vatican còn dùng đến những cánh đồng, bãi biển…
Đám đông trong tư duy quảng trường của đạo Ca tô La Mã trước hết có giá trị tôn giáo. Chức sắc của Phật giáo với tư duy không cần tín đồ, thì chẳng có hứng khởi với đám đông trên quảng trường, nhưng chức sắc đạo Ca tô La Mã thì ngược lại, không thể không có quảng trường.
Đám đông trong tư duy quảng trường của đạo Ca tô La Mã còn có ý nghĩa quyền lực chính trị. Đám đông này càng có tác dụng khi đạo Ca tô La Mã buộc phải cắt rời khỏi hoạt động quân sự vào khoảng 500 năm trước. Từ đó, đám đông trên quảng trường là công cụ hàng đầu để thực hiện những mục tiêu chính trị. Đám đông trên quảng trường vừa chính là lực lượng, lại vừa là phương tiện biểu dương sức mạnh.
Phật giáo chỉ mới bắt chước đọc thông điệp diễn văn trong Đại lễ Phật đản 50 năm nay, còn truyền thống đạo Ca tô La Mã công bố những thông điệp tại những quảng trường đông người đã có từ thời trung đại. Có đám đông quảng trường, ngôn ngữ của các thông điệp tông huấn, văn bản chỉ đạo, tuyên bố… mới càng trở nên mạnh mẽ.
Ở Sài Gòn trước 1975, tín đồ đạo Ca tô La Mã thường được tập trung trên quảng trường trước nhà thờ Đức Bà, mang tên một tổng thống Mỹ theo đạo Ca tô La Mã.
Sau 1975, sau một thời gian dài không thể tổ chức tụ tập đông người trên quảng trường, Tổng giáo phận Sài Gòn đã đưa vào sử dụng quảng trường Các thánh tử đạo Việt Nam trong khuôn viên Trung tâm Mục vụ, sức chứa hơn mười ngàn người. Để có được quảng trường này, Giáo phận Sài Gòn đã phải cho phá dỡ một số kiến trúc đã có trong khuôn viên Trung tâm Mục vụ. Việc này cho thấy tư duy quảng trường của họ là như thế nào.
Tư duy quảng trường củ đạo Ca tô La Mã cũng thể hiện ở chỗ họ cố gọi một khoảng sân rộng trong khuôn viên Trung tâm Mục vụ TPHCM là quảng trường.
Bây giờ, các cuộc tập họp tôn giáo chỉ được tổ chức dễ dàng bên trong các cơ sở tôn giáo, nên việc đưa quảng trường tập họp tín đồ Ca tô La Mã vào trong khuôn viên cơ sở của họ là một việc làm tất yếu. Thiết kế quảng trường ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi cũng là nằm trong tính toán đó.
Khi đưa quảng trường tập trung tín đồ đạo Ca tô La Mã ra ngoài thành phố, thì họ phải tính đến quy mô không chỉ ở đơn vị chục ngàn người mà phải là trăm ngàn người, có thể đến hàng triệu người để đón tiếp giáo hoàng.
Do Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi là nơi đã có trong kế hoạch đón giáo hoàng khi đến Việt Nam và nhìn thực địa tại chỗ với diện tích gần đó là vạt rừng cao su bạt ngàn, có thể chuyển thành đất trống, quy mô Quảng trường Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi trong tư duy quảng trường của các giám mục đạo Ca tô La Mã Việt Nam. Chắc chắn, sẽ dẫn đến quảng trường lớn nhất Việt Nam với đám đông hành lễ đông nhất Việt Nam.
SỐ LƯỢNG NGƯỜI TRONG ĐÁM ĐÔNG TRÊN QUẢNG TRƯỜNG QUYẾT ĐỊNH QUYỀN LỰC TÔN GIÁO
Sự hiện diện của đám đông, vì một mục đích nào đó bất kỳ, đều tạo ra quyền lực cho những người tổ chức, tập họp, chỉ đạo đám đông. Các kiểu quyền và quyền lực đó rất đa dạng.
Những nhà tu đạo Ca tô La Mã với tư duy quảng trường, truyền thống quảng trường, ý thức sâu sắc và nhạy bén về quyền lực từ đám đông.
Quyền lực tỷ lệ thuận với đám đông mà họ có thể tụ tập được. Đám đông càng lớn quyền lực của họ càng mạnh. Quyền lực tạo ra từ sự hiện diện đông người và hành động đồng nhất của họ.
Con số hàng chục ngàn, vài chục ngàn người trong quảng trường trước các tòa giám mục, trung tâm mục vụ… hiện đã không thỏa mãn các “đức cha”. Cho nên, họ tìm phương cách khác, địa điểm khác.
Quyền lực đám đông cũng ở chỗ, đám đông đó ảnh hưởng ra sao đến cộng đồng xã hội.
Quyền lực đám đông còn ở chỗ, đó là đám đông định kỳ hay đột xuất. Nếu đột xuất muốn có đám đông là có đám đông, thì quyền lực của người tụ tập được đám đông, chỉ đạo đám đông, là rất mạnh, rất lớn.
Quảng trường Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi là lời giải bài toán quyền lực đám đông đó của đạo Ca tô La Mã.
Đám đông tín đồ Ca tô La Mã trong quảng trường Tòa Giám mục, Trung tâm Mục vụ thì không muốn tụ tập lúc nào cũng được. Nhưng số người cư dâng lên mãi ở một trung tâm hành hương như Đức mẹ Núi Cúi thì sẽ khác. Khi đó không thể vận dung những quy phạm pháp luật mà can thiệp, vì nó diễn ra như một hoạt động thờ tự định kỳ, bên trong cơ sở tôn giáo.
Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi ở ngay sát bên khu xóm đạo, nếu không muốn nói quảng trường đó thuộc về xóm đạo. Giáo dân đi bộ vài phút là đã tạo nên đám đông đó. Cũng vì thuận lợi đó, thời gian duy trì đám đông là không giới hạn. Giáo dân có thể dựng lều lưu trú ở đó kiểu quảng trường Maidan, Ukraina, mà còn thuận lợi hơn, với tiếp liệu, tiếp viện đầy đủ từ xóm đạo.
Số lượng người tập trung trên các quảng trường Tổng Giám mục, Trung tâm Mục vụ hạn chế bởi khuôn viên, nhưng trên quảng trường Đức Mẹ Núi Cúi là không hạn chế, ngay bây giờ, với những dãy cao su rộng lớn vây quanh, thì cũng không có giới hạn để dừng lại về số lượng như đã phân tích, nếu đất cao su đó thuộc quyền sử dụng của giáo dân, thì nó có thể nhập vào diện tích quảng trường dễ dàng một cách bán chính thức, không cần cấp phép đất tôn giáo.
Còn để tạo ảnh hưởng đến xã hội thì như đã nói, biển người trên quảng trường Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi với vài phút đi bộ có thể trở thành biển người trên Quốc lộ 20.
Quyền lực hình thành trên quảng trường Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi là tổng số thành phần quyền lực từ các giáo đường, giáo xứ, trải rộng trên Quốc lộ 20, trên toàn tỉnh Đồng Nai, toàn miền Đông Nam Bộ.
Quảng trường Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi là đôi cánh chắp vào một con cọp vốn đã rất mạnh mẽ, móng vuốt. Điều này cần được quan tâm trong bối cảnh tác động của những đám đông phất cờ vàng trắng, cờ thánh giá ở Nghệ An, Hà Tĩnh diễu hành hàng đoàn trên quốc lộ và ném đá.
Nếu chấp nhận tư duy quảng trường của đạo Ca tô La Mã, cho rằng đám đông hàng trăm ngàn người là bước phát triển tôn giáo tất yếu, không thể khác đi, thì có thể hình dung, quảng trường một triệu người tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao, Bình Thuận chẳng hạn sẽ rất khác với quảng trường một triệu người ở Đức Mẹ Núi Cúi, Đồng Nai.
Thế thì tại sao không cấp đất ở Bình Thuận cho họ, mà cấp đất ở Đồng Nai, sát Quốc lộ 20?
MT
(1) Hiện nay, các nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới có xu hướng coi tư tưởng Chủ thể ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một tôn giáo, với số tín đồ là toàn bộ công dân nước này. Trong quan điểm tôn giáo như vậy, số lượng người tập trung có tính chất tôn giáo trên quảng trường đứng đầu sẽ là Bắc Triều Tiên, chứ không phải Vatican.
Tuy nhiên, đạo Ca tô La Mã vẫn giữ kỷ lục thế giới về số người tập trung đột xuất ở các quốc gia trong các chuyến tông du của giáo hoàng, có thể lên đến nhiều triệu người hiện diện tại một địa điểm.
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
*Bài viết thể hiện văn phong, quan điểm, góc nhìn riêng của tác - một cư sĩ sinh sống tại TPHCM.