;
Trong bài nói chuyện này, chữ"tu" được dùng để đề cập đến vấn đề tu tập của tất cả những người theo đạo Phật, được gọi là Phật Tử, dù đã qui y hay chưa, tại gia hay xuất gia. Chữ "tu", theo thế gian thường dùng, được ghép thêm chữ như là: tu bổ, tu chí, tu chính, tu chỉnh, tu dưỡng, tu hành, tu luyện, tu sửa, tu tỉnh, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh, và có nghĩa là "sửa", chẳng hạn như là: sửa chữa, sửa đổi, sửa mình, sửa sai, sửa sang, sửa soạn, nói chung là "tu sửa".
Vì tâm tham lam, con người thường muốn có nhà cao cửa rộng, tiền rừng bạc biển, tiền vô như nước, tiền ra nhỏ giọt, danh vọng lẫy lừng, cho nên không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để đạt được những điều mơ ước đó, bất chấp lẽ phải, bất chấp thủ đoạn, bất chấp việc gây đau khổ cho người khác, qua các hành động, lời nói, hay ý nghĩ lợi mình hại người, vu khống cáo gian, giựt hụi quịt nợ.
Vì tâm sân hận, con người thường chấp chặt những điều bất như ý, luôn nhớ những điều người khác làm mích lòng mình, khó quên các mối thù sống để dạ chết mang theo, không bỏ qua những lời nói không vừa ý mình dù vô tình hay cố ý, khắc ghi những việc người khác làm tổn thương ít nhiều danh dự, tự ái hay tài sản của mình.
Vì tâm si mê, con người thường gây tạo bao nhiêu ác nghiệp, oán nghiệp, tà nghiệp mà không hay biết, tin tưởng nhiều điều mê tín dị đoan, cố chấp những phong tục tập quán lỗi thời, bất công, đòi hỏi những điều bất hợp lý, quá đáng, ích kỷ, tuân theo những giới cấm, điều răn, luật lệ phi lý, vô nhân và tàn ác.
Bởi vậy cho nên, muốn sống đời thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc, không tự làm khổ mình và không gây khổ cho người, chúng ta phải biết tu tâm, hay tu tâm dưỡng tánh. Muốn dẹp bỏ dần tâm tham lam, chúng ta nên giữ gìn giới luật, tu tập hạnh bố thí, tập sống cần kiệm, tri túc. Biết thế nào là đủ, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều sự đau khổ do tâm tham lam chi phối.
Muốn dẹp bỏ dần tâm sân hận, chúng ta nên tu tập thiền định, hành hạnh từ bi, biết thương người như thương mình. Biết thông cảm người khác, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều đau khổ do tâm sân hận chi phối. Muốn dẹp bỏ dần tâm si mê, chúng ta nên tu tập trí tuệ, hành hạnh hỷ xả, nhận định đâu là nhân quả, không tiếc việc đã qua, biết đâu là chánh tà. Biết bỏ qua những việc không cần thiết, cuộc sống của chúng ta sẽ bớt nhiều đau khổ do tâm si mê chi phối.
Người nào tinh tấn thực hành việc tu tâm, dù theo bất cứ tông phái nào, hành trì bất cứ pháp môn nào, theo đúng chánh pháp, khi đã nếm được pháp vị, hay pháp hỷ thực, hay thiền duyệt thực, tức là vị ngọt vi diệu, hay niềm vui thanh tịnh do sự thực hành chánh pháp mang lại, những người tu đó đều đạt được những lợi lạc, chẳng hạn như là: tâm trí ngày càng sáng hơn, an ổn hơn, thanh tịnh hơn, bớt âu lo hơn, bớt phiền não hơn, ngày ăn được ngon, tối ngủ được yên, cuộc sống ngày càng an lạc hạnh phúc hơn, được mọi người cảm mến hơn, nhìn đời bằng cặp mắt từ bi, bằng tâm hỷ xả, nên gương mặt lúc nào cũng vui vẻ, gần gũi và hòa hợp với mọi người chung quanh, nhìn đời bằng con mắt trí tuệ, thấu rõ luật nhân quả, thấu hiểu lý vô thường, nên không oán đời trách người khi gặp nghịch cảnh, hay khi gặp những điều bất như ý. Đó là kết quả tốt đẹp của sự tu hành theo đúng chánh pháp. Do đó, tu tâm cũng đồng nghĩa với tu tuệ, hay tu huệ.
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Phật có dạy:
Phan Thị Thanh Thúy
A Di Đà Phật. Bài viết hay quá.Khi đọc con ngộ ra nhiều điều con chưa biết. Con xin cảm ơn sư phụ. Con muốn được lưu vào mail của con. Xin sư phụ Thích Chân Tuệ gửi cho con với ạ. Con cảm ơn rất nhiều. Kính chúc Thầy an lạc, kiết tường.
Thích Trả lời 5/25/2017 11:08:22 AM