;
Theo đó, từ nay nếu cá nhân hay tập thể nào tự ý sử dụng các mẫu pháp phục của Tăng Ni trong việc sản xuất, hành lễ cúng đàn kỳ an, kỳ siêu trong các đàn lễ mang hình thức Phật giáo đều là vi phạm quyền tác giả.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có công văn gửi Chính phủ, Ban tôn giáo của chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, UBND và CA các tỉnh thành phố trong cả nước về việc này.
Bộ Catalog về Pháp phục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Quyền tác giả.
Căn cứ vào tính chất thực tế của từng sự việc vi phạm quyền tác giả mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo tiền bạc của bá tánh nhiều hay ít, các cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay phạt tiền các đối tượng giả danh Chư tôn đức Tăng ni để sử dụng pháp phục của Giáo hội Phật giáo trong việc cúng, hành lễ cho bá tánh như; sử dụng Y vàng ngũ, thất, cửu điều; Hậu vàng tay toang từ 40, 60 đến 90 cm; Ca sa đàn; Cà sa 25 điều của Hòa thượng, Thượng tọa; mũ Thất Phật; mũ Hiệp chưởng; mũ Tỳ lư; áo tràng nâu kẻ 2-3 vạch v.v..
Trong thực tế hiện nay, rất nhiều thầy cúng, thầy cung văn, đang sử dụng lễ phục, pháp phục Phật giáo dưới hình thức của các Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tăng ni để chủ đàn lễ cho bà con phật tử, nhân dân, người có niềm tin Phật giáo để hành nghề trục lợi.
Người dân có niềm tin tôn giáo nếu phát hiện người mặc pháp phục giả danh nhà sư để hành nghề trục lợi, có thể báo cho cơ quan chính quyền, công an, ban kiểm soát tăng ni các tỉnh, thành phố, huyện thị của GHPGVN địa phương.
Việc các thầy cung văn đạo tràng (thầy cúng) vẫn được phép hỗ trợ lễ kỳ an, kỳ siêu cho phật tử và nhân dân trong lễ phục áo nâu, áo the khăn xếp, cổ vắt chứ tuyệt nhiên không được sử dụng pháp phục của Tăng ni.
Lặng Lẽ