;
Cần lắm luật bảo hộ các di sản văn hoá Phật giáo
Không phải là sư giả mà là tín đồ mặc áo tu sĩ xin ăn
Pháp phục của chư Tăng, Ni Việt Nam như thế nào?
Phật giáo Việt Nam đã thống nhất về mẫu pháp phục chưa?
Ngày nay, ra đường, người ta không còn lạ gì với những người bán nhang giả dạng nhà chùa, ngay cả những tay thầy cúng, các gánh hầu đồng, hoặc thầy bói, cũng dễ dàng tìm một bộ áo nhà tu khoác lên người. Mượn uy tín của Phật giáo, để phục vụ cho động cơ cá nhân của mình.
Nhưng kết quả là những hiện tượng mê tín, lừa bịp ấy lại bị quy chụp cho Phật giáo. Trong khi, "tên giặc mặc áo vua thì cũng chỉ là tên giặc". Đó là do những người bàng quang thiếu hiểu biết, thích chạy theo những gì mang hình thức & trách cứ Phật giáo bởi sự nông cạn của mình. Vì tự thân Phật giáo lấy trí tuệ làm sự nghiệp thì lẽ nào mê tín?
Tuy nhiên, có những thực trạng đáng quan tâm hơn là tại sao pháp phục Phật giáo được bán đại trà, ai muốn mượn dùng cũng được, trong khi các tôn giáo bạn không hề có. Hiện tượng giả sư ngang nhiên công kích đạo Phật tràn lan. Dù tấm áo không làm nên thầy tu. Nhưng chẳng có thầy tu nào không nhờ vào manh áo, để duy trì đạo nghiệp.
Dù tự thân Phật giáo là vô ngã, vô ngã sở, tức vô sở hữu, nhưng đó là phương diện chân đế. Còn về tục đế nhất định phải giữ gìn hình ảnh cao đẹp trong tăng đoàn. Thiết nghĩ, đã đến lúc GHPGVN cần đăng ký bản quyền về các di sản Phật giáo thông qua các hình thức lễ phục, tăng phục cũng như pháp khí và kiến trúc, cũng như thuật ngữ Phật giáo. Để tránh bị lạm dụng và đồng hoá.
Nguyên nhân Phật giáo bị biến mất khỏi Ấn độ là do chủ trương đồng hoá Phật giáo, của Bà La Môn Giáo để tồn tại. Mãi cho đến ngày nay, các thánh địa Phật giáo ở Ấn độ, có nơi vẫn tiếp tục bị Ấn giáo xâm chiếm và thờ cúng song song với Phật giáo. Họ xem Đức Phật là hoá thân của thần Vishnu. Nên dễ dàng du nhập các lời Phật dạy vào tôn giáo họ và cải đạo các tín đồ Phật giáo.
Rất đáng tiếc là đến nay, vẫn có người chủ trương, Phật tánh của Phật giáo chính là Đại Ngã của Ấn giáo, do tự họ không hiểu gì về Phật giáo. Vội đánh đồng lời Phật dạy với các tôn giáo khác. Đây là hiểm họa bởi những người tự xưng là thích tử, căn cứ vào bằng cấp học vị, để nhận định về Phật giáo. Nếu cho rằng giải thoát của Phật giáo là xả tiểu ngã để nhập vào đại ngã thì trái với tánh không. Hơn nữa Đức Phật thuyết vô ngã để làm gì?
Tại Việt Nam, có những tôn giáo nội sinh đã mượn tăng phục của Phật giáo trong các nghi lễ như Đạo Cao Đài, tăng y của đạo Phật là biểu tướng xuất gia, làm thầy của trời người, đi hầu thượng đế là trái đạo. Hơn nữa, các thầy cúng, thầy pháp, thầy đồng hiện nay cũng mượn tăng phục Phật giáo Bắc truyền.
Gần đây nhất, là các nhà thờ Thiên Chúa Giáo xây dựng theo kiến trúc Á Đông của Phật giáo, quý cha mặc áo thụng nâu, Ma Sơ mặc áo lam, song song với túi đãi chỉ thêu thập tự, thậm chí có nhà thờ đã thỉnh Đại hồng chung. Riêng các cơ sở ngoại đạo sử dụng chuông mõ, pháp khí Phật giáo rất dễ dàng. Phải chăng đang có một chiến dịch đồng hoá Phật giáo do họ chủ trương? Điển hình như, pháp môn toạ thiền của Phật giáo được thay bằng thuật ngữ tĩnh tâm tại nhà thờ.
Hơn nữa, không ít quý thầy rao giảng Đức Chúa Jesu là vị Bồ tát, theo quan điểm Phật giáo, vô tình tiếp tay, cho sự đồng hoá & cải đạo tín đồ Phật giáo đang lan rộng, manh nha một cách âm thầm. Thậm chí, họ còn đánh đồng giữa Niết bàn & thiên đường, một trạng thái tâm thức dứt sạch tham, sân, si và một cảnh giới chấp ngã còn rơi rụng trong sáu nẻo. Đứng về mặt thuật ngữ, đã hoàn toàn bất ổn. Khi các từ Sám hối, từ bi, nhân quả trong đạo Phật được cải biên theo ngoại đạo rất nhiều. Đứng trước thực trạng đau lòng ấy, làm sao để bảo vệ được chánh pháp trước vấn nạn xâm thực văn hoá hiện nay?
Thiết nghĩ, đã đến lúc GHPGVN, cần lên tiếng để bảo vệ các di sản văn hoá Phật giáo từ lễ phục, tăng phục, pháp khí và kiến trúc, thuật ngữ Phật giáo, để tránh tình trạng lạm dụng & cải biên của ngoại đạo, nhất là bài học về sự biến mất của Phật giáo tại Ấn độ do bị ngoại đạo đồng hoá trong quá khứ.
Không những vậy, khi mượn pháp khí Phật giáo lên trình diễn văn nghệ cần được đăng kí với GHPGVN tại địa phương, để tránh các chương trình phản cảm làm hiểu sai lệch giáo pháp trong tâm thức quần chúng.
Nếu được như thế, thì mới có phương pháp hiệu quả khắc phục hiện trạng sư giả vì vi phạm luật pháp. Đó vẫn là đề tài nhức nhói trong Phật giáo hiện nay. Làm sao để bảo đảm manh áo người tu không bị lạm dụng, trong khi luật bảo hộ di sản Phật giáo chưa ra đời?
MÃ NGỌC THANH
Đúng là phải bảo vệ Di sản Phật giáo từ sắc phục, lễ phục đến thiền viện, kinh sách...
Thích 8 Trả lời 11/18/2019 10:05:13 AM