;
Hỏi: Tôn kính pháp là tôn trọng kinh sách nhà Phật, vậy con nên tụng đọc kinh nào cho thích hợp?
Đáp: Đã tôn trọng kinh pháp thì kinh nào của nhà Phật cũng quý, tùy theo sở thích, sự cảm ứng của mỗi bộ kinh với căn cơ của người tụng đọc thì chọn kinh đó mà trì tụng.
Hỏi: Gần đây có những nguồn tin kinh sách đại thừa (Bắc Tông) là giả mạo, con phải hiểu như thế nào:
Đáp: Ta không phải là nhà nghiên cứu sử, không cần biết cái nào là giả hay thật. Mục đích của ta là tu tập để cuộc sống an lạc hiện tại và giải thoát trong tương lai. Người ta bảo kinh nào đó đủ Tam pháp ấn đều là kinh Phật. Người tín đồ không học giáo lý thì làm sao phân biệt thế nào là tam pháp ấn. Như vậy, kinh điển nào giúp ta thực hành đem lại sự an lạc, giải trừ Tham-sân-si, lòng từ bi phát triển, đều là phương tiện hữu ích.
Hỏi: Chư Tăng là hình ảnh đại diện cho Tam bảo, nhưng trên các trang mạng thông tin xã hội ngày nay chuyển tải những hình ảnh tu sĩ thiếu nghiêm túc, vậy con phải hành động thế nào cho đúng với một tín đồ cư sĩ?
Đáp: Trong cuộc sống, từ vật dụng cho đến sinh vật, loài người và kể cả tôn giáo, luôn tồn tại song song hai mặt của một vấn đề: thật và giả, không thể đòi hỏi tuyệt đối. Ngay từ thời Phật còn tại thế, cộng đồng tu sĩ cũng đã có vấn đề. Chúng ta luôn tôn trọng Tăng tướng, nếu biết đích thực những trường hợp tu sĩ có vấn đề ra ngoài giới luật, ta hãy kính nhi viễn chi, nghĩa là kính mà xa, không tiếp tay, không tạo điều kiện cho dù là vật chất để họ tiếp tục sai phạm làm tai tiếng cho đạo. Nếu không trực tiếp xây dựng góp ý thì cũng không nên phổ biến sự sai phạm nầy cho người khác biết để họ đánh mất niềm tin.
Hỏi: là người con Phật, ngoài sự tu tập, phụng sự Tam bảo, con cần phải làm gì có ích cho đời?
Đáp: Làm lợi cho đời rất đa dạng. Phải xét lợi và hại khác nhau, có những việc làm mà ta nghĩ là từ thiện, nhưng hậu quả là bất thiện, cái đó không được xem là làm lợi cho đời. Ví dụ cứu trợ cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng cao, quanh năm nhiều đoàn từ thiện đến cứu trợ, đã tạo cho họ thói quen ỷ lại trông chờ mà không tự mình nổ lực mưu sinh. Nên tạo phương tiện cho họ tìm một sinh kế, hỗ trợ trong việc phát triển sinh kế cho họ, nghĩa là cho họ một cần câu chứ không cho một con cá. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật…nên giúp ngặt chứ không thể giúp nghèo
Hỏi: Con nghe nói xây chùa tô tượng đúc chuông làm công đức vô lượng?
Đáp: Trên nguyên tắc là vậy, nếu một vùng dân cư nhiều mà không có chùa, hoặc chùa thờ tượng không oai tướng, chùa không có chuông, ta nên hỗ trợ cho công việc đó. Ngược lại, trong một khu vực có qua nhiều chùa gần nhau, chùa muốn thay tượng to hơn, đẹp hơn, muốn một đại hồng chung hàng tấn để đua với các chùa khác, tạo cái nhất trong việc tạo dựng không cần thiết, ta không cần suy nghĩ đến đó. Xây chùa, tô tượng đúc chuông không phải là việc làm công đức, nó chỉ là phước hữu lậu. Công đức lả kết quả của tự thân tu tập, chuyển hóa tập khí để tiến dần đến giải thoát.
Hỏi: Chúng con phải tu tập thế nào cho đúng chánh pháp?
Đáp: Trước nhất, ta phải hiểu thế nào là chánh pháp, một pháp hành đưa đến an lạc, từ bi và giải thoát là chánh, nếu hành trì một pháp mà cuộc sống cứ phiền não, tham sân sĩ càng tăng trưởng thì không đúng. Khi chọn đúng pháp hành, chúng ta phải chia thời khắc để hành trì để khỏi trở ngại sinh hoạt thường ngày.
*Quý độc giả, Phật tử có câu hỏi, thắc mắc về Phật pháp, tu học xin gửi câu hỏi vào ô bình luận ở dưới bài viết.
Người Ăn Mày Thế Kỷ
Sự Thật vẫn là Sự Thật không thể che dấy mà còn phải PHƠI BÀY hết những kẻ LẤY ĐẠO TẠO TIỀN. Gầy đây các Tôn Giáo đã quá NGAO NGÁN - CHÁN NGÁN các hình ảnh PHI TĂNG - PHI TỤC mà còn mang hình thức Tăng nhân, như uống BIA, vào các rạp hát, thay y phục chạy thể thao, đá banh, làm mất uy nghi của Tăng sĩ 3000 oai nghi 8000 tế hạnh. Do vậy Giáo Hội Phật Giáo và Phật tử cần sáng suốt nhận ra chân tướng của những kẻ PHÁ ĐẠO... Xin chia sẻ dòng thơ: Lập một nước dễ hơn đi truyền Giáo. Đào tạo bậc chân tu khó vô cùng. Ngày đêm khổ cực công dày. Lập nên một đấng PHƠI BÀY CHÂN TÂM.
Thích Trả lời 5/6/2015 6:21:23 PM