;
HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN: "Không nên có sự tôn xưng thái quá".
|
- Theo lẽ, danh xưng “Pháp vương” thường chỉ dành để tôn xưng Đức Phật. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ truyền thừa Drukpa có những danh xưng như vậy là do truyền thống của họ.
Tôi nghĩ các mỹ từ đó được sử dụng ở Việt Nam nhằm tạo sự thu hút đám đông, cũng như tính cách huyền bí của các pháp hội đã làm nên những làn sóng hiếu kỳ trong dư luận.
Khi dịch và giới thiệu ở Việt Nam, theo tôi, những người có trách nhiệm nên tìm những từ ngữ phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt, không nên có sự tôn xưng thái quá, chuộng ngoại và tùy tiện làm theo suy nghĩ cá nhân mình, vì cái lợi của mình mà quên đi những lợi ích khác, ảnh hưởng đến Giáo hội và văn hóa dân tộc.
- Trong kinh sám mà chúng ta trì tụng hàng ngày, tôn xưng Pháp vương, Bậc Toàn tri là
HT.Thích Thiện Tâm |
những từ dùng để chỉ cho Đức Phật. Nếu với tư cách của một vị tu sĩ, một vị xuất gia, đệ tử Phật thì sẽ không dám dùng hoặc nhận sự tôn xưng là Pháp vương hay Bậc Toàn tri với bất kỳ cá nhân nào, trong bất cứ trường hợp nào. Người có hiểu biết thì không ai làm vậy.
Với Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng là giáo phẩm cao nhất. Mình sử dụng cách tôn xưng đó đối với các vị Tăng là người nước ngoài đến thăm hay làm việc, cùng với vai trò của họ trong đoàn, đã là tôn quý rồi.
Thiết nghĩ Giáo hội cũng cần có sự hướng dẫn đối với các cá nhân, tổ chức mời các đoàn Phật giáo nước ngoài đến Việt Nam cân nhắc trong việc sử dụng các danh xưng, làm sao để có được sự thống nhất, phù hợp với văn hóa của Phật giáo ở nước ta. Đừng để ai đó tùy tiện thổi phồng, đề cao một cách thái quá.
GNO tiếp tục cập nhật ý kiến tiếp theo của HT.Thích Như Niệm, UVTT HĐTS, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM về vấn đề này.
Kính mời quý độc giả đọc đầy đủ tất cả các ý kiến của chư tôn đức Giáo hội và Phật tử trên tuần báo Giác Ngộ số 817, ra ngày 15-10-2015.
H.Diệu - Như Danh ghi
Nguồn: http://giacngo.vn/thoisu/2015/10/16/1F7040/
dangducthanh[nhutnguyetminhdang]
Lành thay, lành thay , đúng như hai vị hòa thượng đã nói , người học Phật và có sự hiểu biết thì không lên tự xưng là pháp vương hay đấng toàn trí , vì sao vậy , vì điều đó là phạm vào một đại tội vọng ngữ không phải là người học đạo của Phật , còn nói về pháp vương tử có nghĩa là phải nói đến một vị Bồ tát đã được Đức Phật thọ ký và đang hành trì tu tập đang giảng nói kinh điển cho đại trùng chứ không phải dùng để cho một cá nhân , lợi dụng hai từ pháp vương mà tự xưng mình như thế điều đó gọi là vọng ngữ không phải là đệ tử của Phật không phải là người tu đạo của Phật.
Thích Trả lời 11/6/2015 8:44:27 PM