;
Xuất phát từ cõi vô thức
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên viện trưởng Viện Văcxin, tác giả cuốn sách "Chúng ta là ai", "Khoa học và vấn đề tâm linh"... cho biết, cơ thể gồm 7 cấu phần: Cơ thể vật lý, cơ thể năng lượng, cơ thể cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần (linh cảm - nhân quả - trí tuệ - tinh thần).
Trong 7 cấu phần này chỉ có cơ thể vật lý là hữu hình, 6 cấu phần khác là vô hình. Tuy nhiên, tất cả 7 phần đều là vật chất thuộc 7 trạng thái khác nhau của vật chất.
Trong vài thập kỷ gần đây, các nhà y học Tây phương cũng vào cuộc nghiên cứu phần vô hình của cơ thể con người với mục tiêu làm sáng tỏ những lực nào, cấu trúc nào đứng đằng sau các khả năng đặc biệt của con người, đằng sau hiện tượng ngoại cảm, linh cảm, bệnh tâm thần, tâm thể... và người ta thấy rằng, giấc mơ là biểu hiện của cõi vô thức.
Theo học thuyết vô thức của Freud, nội dung mộng mị là những thông tin xuất phát từ cõi vô thức. Tùy theo tầm quan trọng của giấc mơ mà người ta nhớ hoặc quên đi khi tỉnh dậy. Nếu giấc mơ có ý nghĩa quan trọng người ta nhớ rành rọt và theo đó để hành động.
Sở dĩ người ta nhớ được giấc mơ là vì các thông tin được truyền tải qua một cầu nối từ cõi vô thức sang cõi hữu thức và được đưa vào bộ nhớ. Khi cầu này đóng thì giữa vô thức và hữu thức không còn liên lạc.
Vì thế mà ý thức không liên lạc được với vô thức thường xuyên. Phần vô thức hoạt động theo quy luật đặc biệt của nó. Trong đời người ta vô thức hoạt động nhiều hơn hữu thức.
Khi người ta ngủ rất sâu và thấy những cảnh tượng lạ lùng là khi não làm việc ở nhịp Teta 8 - 5 nhịp/giây. Khi hôn mê bất tỉnh não làm việc ở nhịp Delta - ứng với tần số dưới 5 nhịp/giây. (ảnh minh họa) |
Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra quy luật hoạt động của vô thức để giải mã các giấc mơ.
Theo đó, bảng điện não đồ khoa học đã chứng minh được sự phụ thuộc của trạng thái ý thức vào nhịp sinh học của sóng não.
Lúc người ta thức và hoạt động bình thường là lúc não làm việc ở nhịp sóng Beta, tương đương tần số 25 - 12 nhịp/giây. Khi người ta nhắm mắt lại hoặc khi ngủ và chiêm bao là khi não chuyển sang làm việc ở nhịp Alfa, tương đương tần số 12 - 8 nhịp/giây.
Khi người ta ngủ rất sâu và thấy những cảnh tượng lạ lùng là khi não làm việc ở nhịp Teta 8 - 5 nhịp/giây. Khi hôn mê bất tỉnh não làm việc ở nhịp Delta - ứng với tần số dưới 5 nhịp/giây.
Theo dõi một cách có hệ thống người ta thấy một người đi vào giấc ngủ nhịp sóng não chậm dần lại, chuyển tuần tự từ nhịp Beta sang Alfa, Teta, Delta rồi chuyển theo trật tự ngược lại cho đến nhịp Alfa.
Cứ như thế trong một thời gian khoảng 8 tiếng ngủ đêm, chu kỳ ấy lặp lại 7 - 8 lần và do đó có thể thấy chiêm bao 7 - 8 lần trong 1 đêm với nội dung khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại một giấc mơ quan trọng khi não ở nhịp Alfa.
Nếu tính gộp thời gian nhịp Delta trong một đêm ngủ kéo dài từ 30 - 90 phút, nhịp Teta từ 30 - 60 phút. Thời gian còn lại não làm việc ở nhịp Alfa khoảng 360 phút. Những người rèn luyện khả năng ngoại cảm của mình đã sử dụng phương pháp chủ động làm thay đổi nhịp sinh học của sóng não để đạt được trạng thái biến đổi của ý thức.
Giải tỏa các hoạt động của não bộ
Lý giải cho sự hình thành những giấc mơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết: Một số người lý luận rằng, giấc mơ là sự "tuôn trào" của những hoạt động thần kinh mà chúng ta trải qua vào ban ngày.
Lại có những ý kiến cho rằng giấc mơ chính là biểu hiện của những suy nghĩ trong tiềm thức con người. Thực ra, giấc mơ là thể hiện quá trình hoạt động của não bộ. Não bộ là một kênh thông tin thu nhập vô vàn các thông tin khác nhau và xử lý chúng.
Giấc mơ được chia làm 3 loại: Giấc mơ tiềm thức, giấc mơ tiên tri và giấc mơ báo mộng, trong đó giấc mơ tiềm thức là chính.
Đây là giấc mơ đưa lại các thông tin trong quá khứ hoặc ban ngày được lưu giữ trong não dưới dạng tiềm thức thành một mớ lộn xộn, lằng nhằng được kìm nén dưới dạng các biểu tượng.
Khi ngủ, chúng ta tái hiện lại để giải tỏa các hoạt động bình thường trồi lên trồi xuống của não bộ. (ảnh minh họa) |
Khi ngủ, chúng ta tái hiện lại để giải tỏa các hoạt động bình thường trồi lên trồi xuống của não bộ.
Giấc mơ tiên tri là giấc mơ nhìn thấy trước tương lai, có tính chất dự báo chẳng hạn như giấc mơ của Mendeleev đã giúp ông sắp sếp các nguyên tố để hoàn thành bảng tuần hoàn Mendeleev.
Hay giấc mơ của Lomonosoy về cái chết của cha mình, xác ông dạt vào hòn đảo chứ không phải mất tích - nhờ đó mà tìm được; Hoặc Abraham Lincoln,Tổng thống Mỹ thường có nhiều giấc mơ kỳ bí trong đó ông mơ về cái chết của mình và đúng 3 ngày sau ông bị ám sát, lễ tang được tổ chức đúng như cảnh ông đã nhìn thấy trong giấc mơ.
Đặc biệt nhất là các giấc mơ báo mộng - linh cảm, thường xảy ra ở những người thân thiết, nhất là có quan hệ máu mủ.
Thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp, các chiến sĩ ra mặt trận chiến đấu, khi người thân ở nhà nằm mộng thấy, các chiến sĩ trở về "đứng lặng không nói" hoặc rất thê thảm... Một thời gian sau, người thân nhận được giấy báo tử, thời gian chiến sĩ mất thường phù hợp với thời gian được báo mộng.
Đặc biệt, hiện tượng linh cảm này, còn có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta thức, chẳng hạn như nhà bác học Nobel trong một lần đang làm việc tại phòng thí nghiệm, ông linh cảm thấy đầu của anh mình lơ lửng bên ngoài. Mấy tiếng sau, ông nhận được tin báo: Xưởng sản xuất của người anh trai bị cháy, đầu của người anh trai bị lìa ra khỏi xác bay lên không trung.
"Khi ta tỉnh dậy, ta không nhớ được giấc mơ không đồng nghĩa với việc là ta không mơ, mà trên thực tế, người nào cũng mơ và phải mơ. Khả năng cao nhất để ta có thể nhớ lại được giấc mơ trong đêm, đó là, buổi sáng khi tỉnh dậy, ta không được ngồi dậy ngay, ta mở mắt và nằm tĩnh lặng từ 3 - 5 phút. Nếu có thể được, ta hãy nằm tĩnh lặng ở tư thế mà khi bắt đầu ngủ ta thích nằm. Sự phản ứng và kinh nghiệm của cơ thể thông thường sẽ dẫn lại và đưa cho ta những thông tin xảy ra trong giấc ngủ, và ta chợt nhớ ra đêm qua ta đã mơ những gì. Trong khoảng thời gian ta nằm để tìm nhớ lại giấc mơ, ta chỉ nghĩ về giấc ngủ đêm trước, mà không được lập kế hoạch hay nghĩ về các công việc khác, chỉ có vậy ta mới có thể nhớ lại những gì đã xảy ra ở giấc mơ đêm trước đó". ThS Nguyễn Mạnh Quân(giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Sức khoẻ Thể - Tâm - Trí) |